Thai quá ngày dự sinh có nên mổ? Thứ Hai, 11/09/2023, 14:00
Trong quá trình mang thai, nếu ngày dự sinh của em bé đã đến mà vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của quá trình chuyển dạ, bà bầu cần được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ sản khoa để có các biện pháp can thiệp kịp thời, hỗ trợ cho sự chào đời của em bé.
Thai quá ngày dự sinh có nên mổ?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Trong quá trình mang thai, nếu ngày dự sinh của em bé đã đến mà vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào của quá trình chuyển dạ, bà bầu cần được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ sản khoa để có các biện pháp can thiệp kịp thời, hỗ trợ cho sự chào đời của em bé.
1. Thai quá ngày dự sinh là gì?
Một thai phát triển bình thường thì thời gian mang thai sẽ dao động trong khoảng thời gian từ 37 đến 41 tuần, trong khoảng thời gian này, em bé sinh ra là một trẻ sơ sinh đủ tháng.
Thai quá ngày dự sinh được định nghĩa là khi chị em mang thai kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế nếu đã đến ngày dự sinh nhưng sản phụ vẫn chưa có các dấu hiệu chuyển dạ thì cũng không nên quá lo lắng vì có thể do tính vòng kinh không đúng. Theo thống kê, trong 12% sản phụ được chẩn đoán mang thai quá ngày dự sinh thì chỉ có khoảng 4% là chính xác, phần còn lại thường do sai sót trong việc ghi nhớ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
2. Các nguyên nhân làm thai quá ngày
3. Mang thai quá ngày nguy hiểm như thế nào?
Khi được chẩn đoán xác định là thai quá ngày dự sinh mà không có biện pháp điều trị thích hợp, các vấn đề sau có thể xảy ra:
Nếu nhau thai vẫn phát triển tốt, em bé sẽ tiếp tục lớn thêm và ảnh hưởng đến quá trình sinh thường. Đẻ khó thường do kẹt vai, gây nhiều sang chấn cho sản phụ và em bé hoặc phải mổ lấy thai. Bên cạnh đó, lượng nước ối sẽ ít dần khi thai quá 42 tuần, tăng nguy cơ suy thai do chèn ép dây rốn.
Nếu nhau thai bị thoái hoá, thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, dễ tử vong trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh, sau khi sinh sức khỏe em bé sẽ yếu hơn bình thường.
4. Thai quá ngày dự sinh có nên mổ?
Thai quá ngày dự sinh, khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn cho sản phụ theo dõi, đếm cử động thai. Nếu không thấy cử động của em bé, cần nhập viện để theo dõi bằng cách đo monitoring sản khoa. Nếu có triệu chứng suy thai cần mổ lấy thai ngay và phối hợp với các bác sĩ nhi khoa để hỗ trợ sức khỏe em bé sơ sinh ngay khi chào đời.
Trường hợp thai cử động bình thường, theo dõi bằng monitoring sản khoa và thực hiện nghiệm pháp non – stress test có đáp ứng, chưa có chuyển dạ, các bác sĩ khám cổ tử cung thuận lợi thì có thể khởi phát chuyển dạ bằng thuốc Prostaglandin hoặc Oxytocin. Khi khởi phát chuyển dạ, cần theo dõi chặt chẽ nhịp tim thai, cơn gò tử cung, sự xóa mở cổ tử cung và tổng trạng chung của thai phụ. Nếu không xảy ra bất thường thì có thể sinh tự nhiên bằng ngả âm đạo. Trong trường hợp không thuận lợi và không an toàn thì cần mổ lấy thai ngay để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”.
Ngoài ra, cần mổ lấy thai nếu thai quá ngày dự sinh kèm theo nguyên nhân sinh khó khác như: có vết mổ lấy thai cũ, thai nhi ngôi mông, sản phụ lớn tuổi hoặc đã và đang điều trị vô sinh hiếm muộn... Trẻ sơ sinh của các trường hợp thai quá ngày cần phải được chăm sóc cẩn thận như: ủ ấm, hỗ trợ hô hấp khi cần thiết và theo dõi chặt chẽ sự phát triển của trẻ.
5. Dự phòng thai quá ngày dự sinh
Đơn giản nhất là chị em cần ghi nhớ rõ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, trong sản khoa gọi là kinh chót. Đối với những chị em có vòng kinh không đều hoặc quá dài, cần giữ cẩn thận phiếu khám thai và siêu âm thai trong quý đầu của thai kỳ để các bác sĩ xác định chính xác tuổi thai.
Quan trọng nhất, chị em nên khám thai định kỳ đầy đủ, ghi nhận các cột mốc trong sự phát triển của em bé như ngày đầu tiên thấy thai máy và nếu quá ngày dự sanh hơn 1 tuần vẫn chưa thấy chuyển dạ thì phải gặp bác sĩ ngay để được xử trí kịp thời.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
- Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
- Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
- Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
- Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Bs Tuyết Mai đã có trên 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, đặc biệt trong các phẫu thuật đường dưới, kế hoạch hóa gia đình, phẫu thuật nội soi chuyên môn, xử trí nhiều ca phẫu thuật nặng và khó như:
- Phẫu thuật cắt tử cung, vá màng trinh
- Phẫu thuật u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung
- Chích ngừa ung thư cổ tử cung
- Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
- Đốt điện cổ tử cung
- Khám và điều trị nội tiết
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Bệnh giang mai có chữa được không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
- Tính ngày dự kiến sinh như thế nào? Thứ Hai, 11/09/2023, 12:00
- Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Thứ Năm, 07/09/2023, 15:00
- Khi nào cần dùng thuốc giảm co tử cung? Thứ Năm, 07/09/2023, 14:00
- Nhiễm trùng bàng quang và thận ở phụ nữ sau sinh con Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Cơ thể bạn biến đổi thế nào sau khi sinh con? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Chườm nóng vùng thắt lưng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không? Thứ Hai, 04/09/2023, 15:00
- Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00