Sự thật về HIV tệ hơn nhiều so với các báo cáo Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ông Đức cho biết, khi tỷ lệ nhiễm HIV lên đến 1% thì coi như dịch bệnh đã lan ra cộng đồng. Tại TP HCM, tỷ lệ nhiễm đã lên tới 1,2%. Ở Hải Phòng và Quảng Ninh, con số này là 1,1%. Điều đang xảy ra với TP HCM cũng có thể xảy ra trên toàn quốc trong vòng 4 năm sau.
Tương tự Việt Nam, nhiều nước châu Á khác cũng đang đứng trước nguy cơ khẩn cấp về sự bùng phát đại dịch HIV/AIDS mặc dù tỷ lệ nhiễm trung bình chưa đến mức báo động. Theo đánh giá của Chương trình Điều phối về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS), sự thật về căn bệnh này ở châu Á - Thái Bình Dương phũ phàng hơn rất nhiều so với các con số thống kê. Do dân số đông nên dù chiếm tỷ lệ thấp, con số người nhiễm và chết vì HIV vẫn rất khổng lồ. Số người mang loại virus này trong cơ thể tại Việt Nam là khoảng 280.000, cao hơn nhiều so với Boswana, quốc gia châu Phi có tới 25% dân số trưởng thành nhiễm HIV/AIDS.
Theo UNAIDS, do lạc quan với các con số nên nhiều quốc gia châu Á vẫn bình chân như vại và thờ ơ với cuộc chiến chống dịch. Tổ chức này kêu gọi: "Đừng nhìn vào các con số, hãy nhìn vào nguy cơ". Và nguy cơ này hiện rất cao ở châu Á. Ông Đức cho biết, nếu như tại châu Phi - trung tâm của dịch AIDS - HIV chủ yếu lan truyền qua đường quan hệ tình dục khác giới thì ở châu Á, các hành vi nguy cơ dẫn đến căn bệnh này lại rất đa dạng: ma túy, mại dâm, tình dục đồng giới... Bệnh cũng đã xuất hiện ở tất cả các gia tầng xã hội, từ người nội trợ đến công chức chính phủ, quân nhân, cảnh sát... Một khảo sát gần đây tại Việt Nam cho thấy, trong những người nhiễm HIV, số nghiện chích ma túy không cao hơn đối tượng không nghiện. Ở các bệnh nhân nữ, số gái mại dâm còn thấp hơn những phụ nữ bình thường (lây qua chồng, bạn tình). Điều này chứng tỏ dịch đang lan rộng và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
UNAIDS cho rằng, để ngăn chặn sự bùng nổ đại dịch AIDS, lãnh đạo các nước cần có các chính sách mạnh hơn và chi tiêu "mạnh tay" hơn nữa cho lĩnh vực này. Chi tiêu cho HIV ở châu Á - Thái Bình Dương hiện thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế (con số năm 2003 là 200 triệu USD so với 1,6 tỷ USD). Nhu cầu chi cho HIV tăng 40% mỗi năm. Trong năm nay, cả khu vực cần chi 5,1 tỷ USD cho phòng chống AIDS. Nếu không đủ tiền hoặc đồng tiền không phát huy hiệu quả, nhu cầu kinh phí cho công tác này sẽ lên đến 17,5 tỷ USD vào năm 2010.
Ngày 23/2, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) cam kết tài trợ cho dự án tăng cường năng lực y tế công cộng trong việc chăm sóc và dự phòng HIV/AIDS ở Việt Nam. Dự án kéo dài 5 năm, trong năm đầu, đơn vị thực hiện là Đại học Y tế công cộng sẽ nhận từ CDC khoản viện trợ không hoàn lại là 300.000 USD. Hoạt động này nằm trong Kế hoạch khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Mỹ.
Trong giai đoạn đầu, dự án sẽ tập trung vào việc đào tạo về quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS; phát triển hệ thống quản lý dữ liệu và xây dựng kế hoạch phòng chống AIDS của Đại học Y tế công cộng.
Thanh Nhàn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00