Sinh con ở tuần 38 có sao không? Thứ Hai, 11/09/2023, 13:00
Người mẹ nào cũng muốn con mình được sinh ra đủ ngày, đủ tháng và phát triển đúng chuẩn. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 làm không ít bà mẹ lo lắng. Vậy sinh con ở tuần 38 có sao không? Có được xem là sinh non và trẻ gặp phải nguy hiểm gì không?
1. Sinh con ở tuần 38 có sao không?
“Sinh con ở tuần 38 có sao không” hay “có nên sinh mổ ở tuần 38” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những chị em mới lần đầu mang thai.
Câu trả lời cho các mẹ bầu là sinh con ở tuần 38 không phải sinh non, hoàn toàn có thể sinh được.
Từ tuần 37 - 40, thai nhi được xem là đã đủ tháng và có thể chào đời một cách an toàn nhưng thời gian để em bé chào đời lý tưởng nhất là ở tuần 39 – 40. Các trường hợp sinh con dưới 37 tuần được xem là sinh non.
Vì vậy, mẹ bầu sinh con ở tuần 38 không cần quá lo lắng về việc em bé sẽ có vấn đề về sức khỏe, bởi thời điểm này trẻ đã dài khoảng 50cm, cân nặng khoảng 3kg và các cơ quan trong cơ thể đã hoàn thiện.
2. Các dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38
Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu có thể tự nhận biết:
- Bụng tụt và sa xuống dưới: Vài tuần trước khi sinh, thai nhi có xu hướng dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu, riêng với những thai phụ sinh con lần 2 thì các dấu hiệu này có thể mơ hồ và chỉ cảm nhận được dấu hiệu chuyển dạ khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu;
- Cổ tử cung bắt đầu mở: Khi có dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38, tử cung sẽ mở rộng dần và trở nên mỏng hơn. Vì thai kỳ của mỗi mẹ bầu khác nhau nên tốc độ mở cổ tử cung cũng sẽ diễn ra khác nhau;
- Chuột rút và đau lưng diễn ra nhiều hơn: Một trong những dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mà mẹ bầu thường đó là hiện tượng chuột rút, đau xương mu, háng và lưng nhiều hơn. Hiện tượng này thường diễn ra ở những người sinh con lần đầu. Nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng nhằm chuẩn bị cho thai nhi chào đời;
- Hiện tượng tiêu chảy: Tiêu chảy cũng được xem là dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mà mẹ bầu cần lưu ý. Nguyên nhân tiêu chảy là do các cơ trong tử cung bị dãn ra và chuẩn bị cho quá trình sinh nở khiến cho toàn bộ cơ thể của mẹ bầu thay đổi, trong đó có trực tràng. Việc bị tiêu chảy sẽ khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi và khó chịu nhưng điều này là hoàn toàn bình thường, bạn hãy uống nhiều nước, hạn chế những thực phẩm khó tiêu và không nên ăn quá no;
- Cân nặng ngừng tăng: Vào cuối thai kỳ, cân nặng của thai phụ có xu hướng chững lại hoặc có trường hợp bị sụt cân. Điều này được xem là bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Nguyên nhân sụt cân ở mẹ bầu trong thời gian này là do lượng nước ối giảm xuống;
- Màu sắc dịch nhầy âm đạo thay đổi và xuất hiện máu báo: Khoảng vài ngày trước sinh, mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy âm đạo thay đổi và tiết ra nhiều hơn. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bị bong. Một số trường hợp nút nhầy bong ra cùng với một chút máu. Dấu hiệu này được gọi là hiện tượng “máu báo” và nó là tín hiệu cho biết cuộc vượt cạn của bạn sắp bắt đầu;
- Xuất hiện các cơn co thắt mạnh và liên tục: Khi chuẩn bị chuyển dạ, các cơn co thắt tử cung là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết nhất. Những cơn co tử cung chuyển dạ sẽ khiến bạn thấy đau, khó chịu, không có dấu hiệu thuyên giảm hay biến mất khi thay đổi tư thế và tần suất co sẽ dồn dập, đều đặn cách nhau khoảng 5-7 phút;
- Vỡ nước ối: Vỡ ối xảy ra khi túi ối bị vỡ và khiến cho dịch ối chảy ra từ âm đạo. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh chính xác mà mẹ bầu cần lưu ý. Khi có hiện tượng vỡ ối mẹ bầu cần tới cơ sở y tế để chuẩn bị cho cuộc hành trình vượt cạn đón bé yêu của mình.
3. Lưu ý khi mang thai ở tuần 38
Khi hành trình mang thai đã diễn ra được 38 tuần, mẹ bầu nên:
- Chuẩn bị đồ dùng đi sinh: Khi mang thai ở tuần 38, mẹ bầu có thể xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ bất cứ lúc nào nên cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết trong và sau khi vượt cạn;
- Đi bộ: Quá trình mang thai, mẹ bầu không nên nằm một chỗ trong thời gian dài mà cần đi bộ vận động cơ thể nhẹ nhàng. Đi bộ là cách vận động giúp đầu em bé chui vào vùng xương chậu dễ dàng cũng như thuận lợi hơn cho quá trình vượt cạn thành công;
- Giảm căng thẳng: Khi mang thai tuần 38 đồng nghĩa với ngày dự sinh đã gần kề nên mẹ bầu thường hay suy nghĩ, lo lắng và hồi hộp. Để giảm căng thẳng ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tập các bài thể dục thư giãn, tập thở, nghe nhạc, xem phim, đọc những quyển sách yêu thích...
- Mặc quần áo rộng, thoáng mát: Mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hôi do sự thay đổi nội tiết tố. Để làm mát cơ thể, mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và uống nhiều nước, sinh hoạt trong không gian thoáng đãng.
Bài viết đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về thắc mắc “sinh con ở tuần 38 có sao không”. Ở thời điểm này, mẹ cần lưu ý thăm khám thường xuyên để bác sĩ sản khoa xác định thời điểm sinh chính xác và lựa chọn cũng như tư vấn phương pháp sinh phù hợp. Khi có những dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu hãy tới bệnh viện, chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và những vật dụng, đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở của mình.
Nguồn Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Tính ngày dự kiến sinh như thế nào? Thứ Hai, 11/09/2023, 12:00
- Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Thứ Năm, 07/09/2023, 15:00
- Khi nào cần dùng thuốc giảm co tử cung? Thứ Năm, 07/09/2023, 14:00
- Nhiễm trùng bàng quang và thận ở phụ nữ sau sinh con Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Cơ thể bạn biến đổi thế nào sau khi sinh con? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Chườm nóng vùng thắt lưng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có chữa được không? Thứ Hai, 04/09/2023, 15:00
- Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Cách thức chăm sóc tâm lý mẹ và trẻ 3 tháng sau sinh Thứ Hai, 04/09/2023, 13:00
- Chào bác sĩ ạ. Hiện em đã sinh được hơn 4 tháng và chưa thấy kinh nguyệt trở lại thì đặt vòng tránh thai có được không ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn. Thứ Hai, 04/09/2023, 12:00
- Sinh mổ lần 2 có đau hơn không? Cần lưu ý điều gì? Thứ Hai, 04/09/2023, 10:00
- Cần chuẩn bị gì để làm mẹ đơn thân trong xã hội hiện đại? Thứ Năm, 31/08/2023, 15:00