Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống, tụt dần ra khỏi cửa âm đạo. Tuy là bệnh lý không gây ra vấn đề nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng hưởng đến đời sống tình dục và sinh hoạt hàng ngày. Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Sa tử cung là gì?
Bệnh sa tử cung ( tên gọi khác sa sinh dục hoặc sa dạ con) là tên gọi bệnh tử cung suy yếu sa xuống, tụt dần ra khỏi âm đạo. Các cơ và dây chằng của sàn chậu suy yếu, mất tính đàn hồi tạo điều kiện các cơ quan của vùng chậu di chuyển lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó. Tình trạng này có thể làm ngắn âm đạo hoặc tử cung sa xuống lộ ra hẳn âm đạo.
Nguyên nhân phổ biến làm suy yếu các cơ vùng chậu và gây ra bệnh sa tử cung gồm:
- Lão hóa, thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể làm mất trương lực cơ
- Sau sinh bị chấn thương, chủ yếu là do người bệnh đẻ quá nhiều lần hoặc thai nhi kích thước lớn làm tử cung tổn thương nặng.
- Béo phì
- Ho mãn tính: Mỗi khi ho sẽ tạo ra áp lực xuống các phần sàn chậu. Về lâu dài, tử cung bị suy giảm chức năng.
- Táo bón.
Bệnh sa tử cung có thể xảy ra khi mang thai và sau khi sinh. Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng mỗi người mà mức độ bệnh có thể xảy ra khác nhau.
- Trường hợp sa tử cung 1 phần: tử cung trượt và lọt vào trong ống âm đạo, dẫn đến trong âm đạo có 1 cục u phồng lên.
- Trường hợp tử cung sa nặng, lộ ra khỏi cửa âm đạo. Đây là trường hợp tử cung sa hoàn toàn.
Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không?
Phụ nữ vừa mới sinh xong, tử cung lúc này còn khá to và nặng, chưa co lại hoàn toàn như bình thường. Đặc biệt lúc này, các dây chằng và cơ nâng đỡ chậu còn yếu, chưa đàn hồi sau quá trình thai nghén, do đó, tử cung không thể được cố định ở vị trí nhất định. Chính vì vậy, nếu sản phụ không kiêng cữ, nghỉ ngơi hợp lý, mà lao động nặng nhọc, vận động mạnh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh sa tử cung sau sinh .
Bên cạnh đó,sau sinh, tử cung cần 1 thời gian từ 3 đến 6 tuần để phục hồi, co hồi tự nhiên. Nếu ngồi nhiều sau khi sinh, vô hình bạn tạo ra 1 áp lực đến khu vực vùng chậu, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tử cung. Từ đó, nguy cơ mắc bệnh sa tử cung càng gia tăng.
Làm thế nào để phòng tránh sa tử cung sau sinh?
Bệnh sa tử cung sau sinh khó có thể phòng ngừa hết tất cả các trường hợp, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện 1 số cách phòng tránh, giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số cách xây dựng lối sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh bạn có thể áp dụng ngay như:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh: ngày ngủ đủ 8 tiếng, không thức đêm, không sử dụng chất kích thích..
- Thường xuyên tập thể dục nhằm nâng cao sức khỏe. Kết hợp tập luyện các bài tập kegel để tăng sức mạnh cơ sàn chậu. Lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng bài tập để tránh những rủi ro tiềm tàng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung thêm nhiều chất xơ thông qua rau xanh, hoa quả để giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng, hạn chế tình trạng táo bón.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân béo phì nhằm giảm áp lực lên cơ vùng chậu, hạn chế nguy cơ phát bệnh.
- Bỏ thuốc lá: hoạt chất có trong thuốc lá kích thích, tạo ra các cơn ho mãn tính và dẫn đến căng thẳng lên các cơ sàn chậu.
- Tránh vận động mạnh: sau sinh cơ thể chưa phục hồi chức năng như người bình thường, do đó, phụ nữ vừa sinh xong không nên nâng vật nặng, làm việc nặng nhọc. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực, kéo căng các cơ, dây chằng, cấu trúc nâng đỡ phần sàn chậu.
Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang tính can thiệp tạm thời tình trạng sa tử cung mà người bệnh đang gặp phải chứ không thể điều trị triệt để. Phẫu thuật cắt bỏ sa tử cung cũng không phải là giải pháp ưu tiên bởi vừa gây tổn thương tới sức khỏe người bệnh vừa tốn kém chi phí.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- [CẨN THẬN] 7 Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, căn bệnh khó lường Thứ Sáu, 06/10/2023, 11:00
- Bệnh lậu: nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh Thứ Năm, 05/10/2023, 15:00
- Mụn cóc sinh dục và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Sưng âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Phụ nữ bị u nang buồng trứng có mang bầu được không? Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00
- 3 biến chứng viêm phụ khoa vào mùa hè mà bạn cần biết ! Thứ Năm, 05/10/2023, 12:00
- 5 Điều cần biết khi bà bầu sử dụng chất bôi trơn quan hệ tình dục nếu không muốn ảnh hưởng tới thai nhi Thứ Sáu, 29/09/2023, 16:00
- 5 Câu hỏi thường gặp về quan hệ tình dục cuối thai kỳ, liệu có ảnh hưởng xấu đến thai nhi? Thứ Sáu, 29/09/2023, 14:00
- Mụn nhọt vùng mu: hình ảnh, nguyên nhân & cách chữa trị Thứ Sáu, 29/09/2023, 13:00
- Hãy coi chừng, đây là 8 căn bệnh nguy hiểm tính mạng gây chảy máu khi mang thai Thứ Sáu, 29/09/2023, 13:00
- Chậm kinh, khí hư màu trắng và ra nhiều có phải do viêm nhiễm không? Thứ Năm, 28/09/2023, 15:00
- Mụn rộp sinh dục có phải là sùi mào gà không? Thứ Năm, 28/09/2023, 13:00