Ra m?t đ?c san “S?ng chung v?i Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ngày 30/11/2007, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội (ISDS) và mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng đã tổ chức ra mắt đặc san “Sống chung với HIV”, đồng thời giới thiệu báo cáo “Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam – từ góc nhìn của xã hội dân sự” do bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh, Trưởng phòng Sức khỏe của ISDS thực hiện.
“Sống chung với HIV” là cuốn đặc san do những người có HIV (NCH) thực hiện và dành cho NCH, nên nó chính là diễn đàn cho NCH trình bày, chia sẻ vấn đề mà mình quan tâm. Ấn phẩm này gồm 40 trang với nhiều nội dung phong phú như: các vấn đề đang được chú ý của NCH, tin tức hoạt động, các mô hình có hiệu quả của các nhóm tự lực, giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học về HIV trong nước và trên thế giới, thông tin về những tiến bộ trong công tác chuẩn đoán, điều trị, dự phòng lây nhiễm HIV...
Ông Ong Văn Tùng – điều phối viên Ban điều hành mạng lưới Vì ngày mai tươi sáng khẳng định, “ấn phẩm này là niềm mong mỏi của người nhiễm HIV vì nó đưa ra những thông tin àm họ quan tâm, như xét nhiệm và điều trị ở đâu, làm thế nào để liên lạc được với các nhóm...? Mặt khác, “Sống chung với HIV” cũng thể hiện những bức xúc của cộng đồng NCH như vấn đề tiếp cận với ARV ở các tỉnh không có dự án do nước ngoài tài trợ thì sẽ như thế nào. Ngoài ra trong này còn có phần giải trí là truyện ngắn, thơ, câu đố..., tất cả đều do NCH tự sáng tác.
Trong nỗ lực ứng phó với căn bệnh thế kỷ, báo cáo “Đương đầu với HIV/AIDS ở Việt Nam – từ góc nhìn của xã hội dân sự” đã khái quát tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam và điểm lại những nỗ lực ngăn chặn sự lan tràn của HIV cũng như chăm sóc và điều trị cho NCH trong thời gian qua.
Bên cạnh việc trích dẫn những số liệu khẳng định HIV/AIDS đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và có dấu hiệu lan ra cộng đồng, báo cáo đã chỉ rõ những nỗ lực của chính phủ được thể hiện trong các cam kết chính trị, hệ thống văn bản pháp lý và chính sách, cũng như tăng cường đầu tư nguồn lực cho chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Chính điều này đã làm cho công cuộc ứng phó với đại dịch có những chuyển biến rõ rệt. Chương trình điều trị bằng thuốc ARV được mở rộng một cách nhanh chóng, số người được điều trị ARV từ 50 người vào 2003 đã tăng lên khoảng 14.000 người vào cuối năm 2007, chương trình trao đổi bơm kim tiên đang dần được mở rộng....
Bên cạnh đó, báo cáo cũng thể hiện sự lo ngại về tình trạng lây truyên HIV qua đường tình dục trong cộng đồng. Bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh chia sẻ: “Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ có người tiêm chích ma túy và bán dâm mới nhiễm HIV, nhưng số liệu nghiên cứu cũng như các quan sát đã chỉ ra rằng: phần lớn người nhiễm HIV không thuộc 2 nhóm này. Trong khi hiện tượng quan hệ trước hôn nhân, ngoài hôn nhân và có nhiều bạn tình không phải là hiếm thì tỷ lệ sử dụng bao cao su trong các nhóm này còn rất ít vì theo điều tra của Bộ Y tế thì chỉ có 9% các em nữ vị thành niên và thanh niên Việt Nam có quan hệ tình dục trước hôn nhân sử dụng bao cao su trong lần quan hệ đầu tiên”.
Ngoài sự mô tả hiện thực và chỉ ra những nguyên nhân, báo cáo cũng đưa ra những khuyến nghị có ý nghĩa với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường sự tham gia vào công cuộc ứng phó với HIV của toàn xã hội.
Phương Vy
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00