Phát triển bản thân để thành công Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chuyên gia Phát triển Bản thân Yogesh Sharda
18h00 ngày 04 tháng 01 năm 2010, một buổi chiều cuối đông lạnh giá nhưng không khí trong hội trường tầng 2, Đại học FPT, 15B đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội lại rất “nóng” với gần 500 sinh viên trường Đại học FPT và các trường khác đang ngồi chờ buổi nói chuyện của chuyên gia phát triển bản thân Yogesh Sharda.
Đã quá năm phút theo kế hoạch mà chuyên gia chưa xuất hiện. Chị Nga (đại diện của đại học FPT) lên xin lỗi tất cả mọi người có mặt trong hội trường, vì trục trặc xe cộ mà chuyên gia không thể tới đúng hẹn.
Vài phút sau, chuyên gia phát triển bản thân Yogesh Shard xuất hiện trong tiếng reo hò của cả hội trường. Với số đông bạn trẻ có mặt, họ đã quen thuộc với chuyên gia Yogesh Shard, bởi đây đã là buổi nói chuyện cuối trong loạt nói chuyện của anh.
Khởi động
Mở đầu buổi chia sẻ, chuyên gia Yogesh Shard cho mọi người thư giãn với bài tập “Căn phòng nội tâm”. Hơn 500 bạn trẻ ngồi thẳng lưng, nhắm mắt, hít thở nhẹ nhàng và tuân theo những hướng dẫn của chuyên gia. Cả căn phòng lớn im lặng, chỉ nghe tiếng hướng dẫn đều của chuyên gia và người phiên dịch. Sau bài tập, hội trường như lắng lại với những gương mặt thư thái. Mọi người tham gia bài tập đều cảm thấy thư giãn và sẵn sàng cho buổi trao đổi.
Để mở đầu cho những chia sẻ về “Động lực và sức mạnh”, chuyên gia đã trao đổi về mong muốn thành công và những quan niệm về thành công. Các bạn trẻ đã đưa ra những quan niệm của mình về thành công như có nhiều tiền, có xe hơi nhà lầu, được mọi người đánh giá cao, được hạnh phúc, có ích cho xã hội, được làm những việc mình thích… Chuyên gia nhóm các quan niệm về thành công đó thành ba nhóm: nhóm 1: có nhiều tiền và những thứ vật chất đi kèm cùng tiền; nhóm2: có hạnh phúc; nhóm 3: có hữ ích cho người khác…
Ứng xử với thất bại
Chuyên gia Yogesh Sharda hỏi các sinh viên về cách thức xử lý thất bại, cần xử lý như thế nào để thành công được nhân lên mãi. Liệu chúng ta nên để cảm xúc buồn chán hay sự trừng phạt bản thân tồn tại bao lâu sau những thất bại? Câu trả lời là, không có ích lợi gì khi bạn để những cảm xúc tiêu cực níu giữ bạn dù chỉ một phút và bạn là người quyết định việc loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đó khỏi đầu. Điều chuyên gia muốn nhấn mạnh là tính chịu trách nhiệm và khả năng đúc kết những bài học cần thiết sau thất bại.
Các sinh viên cũng tỏ ra rất hứng thú khi chuyên gia đưa ra bốn bài toán tư duy cụ thể. Với bài tập dễ, tất cả đều có kết quả, hai bài tập sau khó hơn và số người có kết quả ít hơn, nhưng thật bất ngờ, với bài tập cuối cùng rất dễ thì số người trả lời được lại rất hiếm hoi. Với bài tập này, chuyên gia đã chỉ cho mọi người thấy, sau khi làm những bài tập khó và chuyển sang bài tập dễ, mọi người dễ có suy nghĩ, tôi sẽ không làm được cái sau đâu vì cái trước tôi đã thất bại. Điều đó đã khiến tâm trí ta biến những cái thật đơn giản thành những thứ khó khăn.
Động lực xúc cảm và động lực nội tâm
Chuyên gia cũng chia “động lực” của con người thành hai dạng, đó là động lực xúc cảm và động lực nội tâm. Động lực xúc cảm sẽ đem đến sức mạnh cho con người trong một thời gian nhất định nhưng sau đó cũng sẽ mất đi rất nhanh. Trong khi đó, động lực nội tâm đem đến cho con người sức mạnh thực sự với sự thấu hiểu mình là ai có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời này.
Chuyên gia cũng khẳng định, để có thể hoàn thành một kế hoạch nhất định, con người phải hình thành được động lực nội tâm thực sự. Động lực nội tâm bắt đầu từ sự xác định được hướng đi của đời mình, từ đó ta tập trung cho mục đích hướng đến. Việc xác định được mục tiêu và khả năng tập trung vào mục tiêu là điều quan trọng nhất giúp bạn nhìn thấy con đường cần đi. Nhưng để có thể hoàn thành được công việc nào đó, con người còn cần có ý chí và có kỹ năng. Việc kết hợp đủ ba yếu tố “tập trung cho mục đích, ý chí và kỹ năng” sẽ quyết định thành công của bạn.
![Anh2.jpg picture by giangth](http://i72.photobucket.com/albums/i183/giangth/Anh2.jpg)
Chuyên gia cũng chỉ cho các bạn trẻ nhận thấy, hiện nay con người có ba lý do chính yếu để đi làm. Thứ nhất đó là cần tiền, thứ hai cần tạo dựng sự nghiệp, thứ ba là tuân theo tiếng gọi của nội tâm thôi thúc mình sinh ra để làm gì, mình có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời này? Với ba hướng suy nghĩ này sẽ có ba cách sống khác nhau. Thứ nhất là cuộc đời hưởng thụ với những niềm vui tiệc tùng, tiền bạc. Thứ hai, tìm kiếm cuộc đời sung túc để được mọi người đánh giá là ổn thỏa. Thứ ba là cuộc đời đầy ắp ý nghĩa khi biết mình là ai.
Con người có mục đích sống là điều khác biệt giữa con người và con vật. Để biết được thực sự mục đích sống của mình, bạn cần tìm cách trò chuyện tích cực với bản thân. Với bài tập suy nghĩ về bản thân bằng cách nhớ lại một thời điểm bạn đã thành công và trả lời ba câu hỏi:
Thứ nhất: Phẩm chất chính của bản thân mà bạn đã sử dụng tại thời điểm đó là gì?
Thứ hai: Điều gì ở bạn khiến người khác ngưỡng mộ nhất?
Thứ ba: Điều gì khiến bạn ngưỡng mộ nhất ở chính bản thân mình?
Từ đó bạn có thể đúc kết lại hai ưu điểm quan trọng nhất của bản thân. Sau đó, bạn có thể chia sẻ tất cả những điều đó với người bên cạnh. Cả hội trường vang lên tiếng nói cười râm ran vui vẻ. Sau những phút chia sẻ, chuyên gia hỏi mọi người, “khi nghĩ về những phẩm chất tốt đẹp của mình và nghe những phẩm chất tốt đẹp của người khác, các bạn cảm thấy thế nào?”. Hầu hết mọi người đều cho biết họ thấy vui vẻ, thoải mái. Từ những trải nghiệm cụ thể này, Yogesh Sharda cũng chỉ cho mọi người thấy, những suy nghĩ tích cực về bản thân và người khác đều cần thiết. Hơn nữa, chúng ta cần trò chuyện với bản thân để có những suy nghĩ tích cực, không nên phớt lờ rắc rối mà hãy giải quyết chúng bằng cái nhìn tích cực, tránh để thất bại khiến bạn có cái nhìn không tích cực về chính mình và cuộc đời.
Luôn hãy là chính mình
Một điều quan trọng nữa mà Yogesh Sharda cũng muốn chia sẻ với tất cả các bạn thanh niên sinh viên là, hãy thúc đẩy bản thân để đạt tới những khả năng cao nhất của mình chứ không phải trở thành người khác. Khi muốn trở thành người khác, bạn có thể sẽ giống như sự kết hợp buồn cười giữa một vũ công và một su mô người Nhật Bản như bức ảnh chuyên gia cho tất cả mọi người cùng xem.
Buổi giao lưu kết thúc trong tiếng vỗ tay reo hò của đông đảo sinh viên tham gia. Chương trình thực sự đã để lại những ý nghĩa sâu sắc cho người người tham dự. Linh, sinh viên năm thứ 1, đại học FPT khẳng định: “Cùng những buổi giao lưu khác em đã tham dự, chương trình lần này đã giúp em dần trang bị và hoàn thiện thêm những kỹ năng sống của mình”.
![IMG_0122.jpg picture by giangth](http://i72.photobucket.com/albums/i183/giangth/IMG_0122.jpg)
Với Hùng, sinh viên năm thứ nhất đại học FPT, khi được hỏi về cảm nhận sau khi tham gia buổi giao lưu, Hùng mỉm cười: “Em thấy hiểu hơn về chính bản thân mình”.
![Anh3.jpg picture by giangth](http://i72.photobucket.com/albums/i183/giangth/Anh3.jpg)
Còn Nga, người dẫn chương trình này đã chia sẻ: “Đây là một trong những buổi giao lưu để các bạn sinh viên có thể vững bước trên con đường dẫn tới thành công của mình”.
![Anh5.jpg picture by giangth](http://i72.photobucket.com/albums/i183/giangth/Anh5.jpg)
Gặp gỡ và trò chuyện với anh Tùng, Chị Huyền, những người tổ chức chương trình “Con đường Thành Công” thuộc Trung tâm UNESCO Giáo dục Quốc tế (UCIE), anh chị cho biết, động lực nội tâm chính là cơ duyên khiến anh chị đến với công việc này. Họ mong muốn các bạn trẻ sớm có những hành trang quan trọng để bước vào đời.
![Anh6.jpg picture by giangth](http://i72.photobucket.com/albums/i183/giangth/Anh6.jpg)
Yogesh Sharda Sinh ra tại Châu Phi, mang trong mình văn hoá Ấn Độ và lớn lên ở London và Oxford (Anh quốc), trong 20 năm qua, Yogesh Sharda là giảng viên và hướng dẫn viên các khoá đào tạo về lĩnh vực phát triển con người. Ông đã thực hiện hàng trăm chương trình đào tạo, những khoá học cho các công ty, bệnh viện, trường đại học, các tổ chức cho thanh niên và nhóm cộng đồng ở châu Âu, vương quốc Anh, Trung Đông, Mỹ và Ấn Độ. Trong 10 năm trở lại đây, Yogesh Sharda đã tham gia thuyết trình tại Thổ Nhĩ Kì và các vùng lân cận về các chủ đề như: Sống tự do khỏi stress, giao tiếp hiệu quả, bí mật của lòng tự trọng, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lí cơn giận, tư duy tích cực, khám phá bản thân, động lực và sức mạnh, nghệ thuật thư giãn và thiền định, trí tuệ xúc cảm và phát triển nhân cách. |
Thảo Phương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00