Phân biệt đối xử sẽ làm tăng số người có HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Phân biệt đối xử sẽ làm tăng số người có HIV Phân biệt đối xử sẽ làm tăng số người có HIV](https://tamsubantre.org/media/news/20073916129_safesex.gif)
Buổi chiều chạng vạng, chị Mừng bồng đứa con nhỏ trên tay bước đi thất thểu. Xa xa vẫn còn vẳng nghe tiếng khóc thương của người mẹ già. Không biết giờ đây, chị sẽ đi đâu, về đâu khi tất cả đều xa lánh, hắt hủi chị.
Bi kịch từ việc giấu bệnh
Ba năm trước, Mừng là cô gái xinh đẹp nhất làng Hà (Kinh Môn, Hải Dương), được bao chàng trai theo đuổi. Số phận đưa đẩy khiến chị gặp Lư - anh chàng đẹp trai và giàu có nhất phố huyện. Ngỡ cuộc đời con gái sẽ thoát được cảnh chân lấm tay bùn, bố mẹ chị vui mừng khôn xiết. Thế nhưng bi kịch đời Mừng cũng xảy ra từ đó. Khi sinh đứa con đầu lòng được một tháng, chị mới hay chồng mình nghiện ma tuý rất nặng. Đến khi sinh đứa thứ hai chưa đầy cữ thì chồng Mừng qua đời. Chị phải bồng con về nhà mẹ đẻ vì gia đình chồng cho rằng, chị đã đổ bệnh cho anh.
Chồng Mừng đã giấu bệnh cho đến lúc chết. Tin dữ đồn xa, cả làng Hà xúm lại chửi rủa, tránh đuổi, coi chị như người bị hủi khi bồng đứa con về làng. Không biết cuộc đời chị sẽ đi về đâu cùng đứa con bé bỏng mới 2 tháng tuổi trên tay mà đã bị nhiễm H. Giá như chồng chị hiểu rằng, sự giấu diếm của anh đã làm cho gia đình tan vỡ thì mọi việc có thể cũng đâu đến nỗi... Nhưng cũng chính cách nhìn nhận kỳ thị, sợ hãi và xa lánh người có H của xã hội đã làm những người có bệnh lo lắng, giấu diếm và vô tình làm cho tỷ lệ nhiễm H tăng lên rất cao.
Những mảnh đời bị xô đẩy…
![](http://enews.agu.edu.vn/uploads/imgposts/HIV-AIDS003.jpg)
“Ở Xuân Đỉnh thì nhà T.L làm bánh ngon có tiếng, nhưng không ai dám mua vì sợ lây bệnh. Nghe nói, anh chồng mới bị HIV đấy”. Chị Hạnh, một người dân Xuân Đỉnh nhanh nhảu cho biết. Vậy là dù chẳng ai bắt, nhưng hiệu bánh dần mất khách và phải đóng cửa.
Vợ chồng chị Thuý bắt đầu mưu sinh bằng một xe rong bán rau ở chợ nhưng cũng không có mấy khách. Anh chị lại thuê một địa điểm gần trường mở cửa hàng cho thuê xe đạp và sửa chữa xe máy. Chị Thuý tâm sự: “Chỉ có làm nghề này thì mới bình yên được. Chẳng ngờ sống giữa thủ đô mà mọi người còn kỳ thị với chúng tôi (tức người có H) đến như thế”.
Phần lớn những người như vợ chồng chị Thuý đều có ý thức vươn lên, hoà nhập và mong muốn làm một người bình thường như bao người khác, nhưng bên cạnh những khốc liệt của chuyện kiếm sống, họ còn phải đối mặt với không ít định kiến và kỳ thị của xã hội.
Chị Lan Anh - một người buôn bán quần áo ở chợ Đồng Xuân cho biết, chị cũng bị H do tiêm chích ma tuý. Đấu tranh tư tưởng mãi chị mới dám vác cái bằng giỏi nghiệp vụ lễ tân của trường Trung cấp Nghiệp vụ Khách sạn Hà Nội đi xin việc ở một khách sạn. Mọi việc tưởng sẽ êm xuôi, nào ngờ khi biết chị bị H, ban giám đốc khách sạn cho chị nghỉ việc không lý do. Rồi chị theo mẹ đi bán trái cây ở chợ Long Biên, thu nhập cũng rất khá. Được một thời gian, chị bị tiểu thương ở đó kỳ thị, chèn ép phải bỏ làm. Với ít vốn mẹ cho, chị mở gian hàng bán quần áo ở chợ Đồng Xuân, nhưng đôi lúc vẫn thấy tủi thân vì bị các tiểu thương khác gọi là “con hủi” và nhìn với ánh mắt không bình thường. “Nhiều lúc biết chị em người ta gọi đùa thôi nhưng cũng tủi thân lắm”, chị tâm sự.
HIV/AIDS “âm thầm” gia tăng
Tính đến 31-8-2007, số người nhiễm bệnh ở nước ta đã là khoảng 293.000 người. HIV có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành, 96% trong tổng số 659 quận huyện và 66% trong số 10.732 phường xã. Số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 20 đến 39 là 78,9% và 85,2% là nam giới (Theo Báo cáo của Nhà nước Việt Nam về Cam kết Phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội, 1-2008, tr. 6). Theo số liệu của Bộ Y tế Việt |
Để người có H hoà nhập cuộc sống
Trước hết phải thừa nhận rằng, xã hội Việt Nam đang tồn tại khá nhiều định kiến. Xã hội ta vốn không coi những bệnh nguy hiểm, khó chữa như phong, lao, hủi, và HIV là những căn bệnh bình thường. Thêm nữa, chính sự chưa hiểu biết đầy đủ về cơ chế lây lan H giữa những người bình thường trong xã hội đã làm cho tình trạng phân biệt, đối xử với người có H càng phổ biến và trầm trọng hơn.
Làm gì để người có H hoà nhập cuộc sống là câu hỏi của rất nhiều người trong xã hội. Theo anh Trần Xuân Tuyển, một người có HIV, “để hoà nhập cuộc sống, tốt hơn là bạn phải tự cởi bỏ mặc cảm, tham gia vào các hoạt động cộng đồng để mọi người nhìn nhận bạn như một người bình thường”. Bản thân anh Tuyển cũng đã vượt qua được những mặc cảm và chán nản để bây giờ có cuộc sống tươi đẹp hơn. Tham gia các hoạt động xã hội, lao động và say mê cống hiến cho đời, bạn đã tự thay đổi thái độ và niềm tin của mình vào cuộc sống, bạn sẽ được nhìn nhận.
Không chỉ thế, việc thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của xã hội với những người có H cũng cần chú trọng hơn nữa. Bên cạnh việc thay đổi quan niệm của cộng đồng nói chúng thì việc thay đổi hành vi của những người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân có H là điều rất cần thiết. Cán bộ y tế dù có cảm thông nhưng vẫn kỳ thị với người có H thì làm sao họ có thể an tâm mà bộc bạch về tình trạng bệnh tật. Việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức cơ bản về cơ chế lây lan HIV cho cộng đồng hiểu và có cái nhìn công bằng với người có H rất quan trọng. Điều đó chẳng những tạo niềm tin và động lực cho người có H hoà nhập vào cuộc sống mà còn ngăn chặn tình trạng gia tăng H trong xã hội hiện đại.
Hồ Vân
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00