Giao diện chuẩn

Nữ hộ lý 17 năm chăm người nhiễm HIV giai đoạn cuối Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Nữ hộ lý 17 năm chăm người nhiễm HIV giai đoạn cuối

Một lần bị kim dính máu bệnh nhân đâm, phải uống thuốc phòng bệnh, chị Thu vẫn kiên trì với công việc chăm sóc người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Ảnh: Phương Nghi.

Vừa dọn xong mớ quần áo vấy đầy phân cho bệnh nhân đầy ghẻ lở, một người bệnh khác lại tè ra quần, chị Diệp Thị Lệ Thu, hộ lý khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM cứ bận rộn như vậy suốt ngày đêm.
Cũng như bao đêm, gần 0h ngày 26/2, khi bệnh nhân tại các khoa phòng khác bắt đầu ngủ nghỉ, thì tại khu nội trú của khoa Nhiễm E, nơi chị Thu làm việc vẫn không ngớt tiếng ho, tiếng kêu la rên rỉ không chịu uống thuốc, bệnh nhân khác chửi đổng đòi chết cho xong. Và cũng như bao đêm, người nữ hộ lý lại nhanh nhẹn rời chiếc ghế bố nhỏ đi đến tận giường bệnh ngồi cạnh người bệnh để động viên an ủi.

Nhận việc từ năm 1996, chị Thu hiện là một trong những hộ lý trụ lại lâu năm nhất tại khoa Nhiễm E, nơi có khả năng lây nhiễm bệnh cao nhất của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Bệnh nhân tại đây phần lớn là những người nhiễm HIV giai đoạn cuối. Chị vừa được bệnh viện đề cử là tấm gương "Thầy thuốc như mẹ hiền".

Mỗi ngày cứ từ 7h30 sáng, vừa thay xong đồng phục, chưa kịp ăn sáng, công việc đầu tiên của chị Thu là dọn dẹp ngay "bãi chiến trường hôi hám" bởi các bệnh nhân đồng loạt tè hoặc ị luôn trên giường bệnh. Mặt bịt khẩu trang, tay mang găng, chị Thu bất chấp các cơn ho dài của bệnh nhân bị biến chứng lao phổi, những cơ thể gầy gò đầy mụn nhọt, ghẻ lở. Chiếc khăn nhỏ trên tay chị cứ thế đưa đến khắp cơ thể của người bệnh, cẩn thận lau chùi từng chỗ bẩn rồi thay tã, mặc quần áo vào cho họ.

"Lúc đầu tôi sợ lắm, vì vừa bẩn vừa sợ lây nhiễm bệnh nhưng làm riết thành quen. Nhìn bệnh nhân sạch sẽ mình cũng thấy vui. Muốn làm được công việc này, phải thực sự coi bệnh nhân như người thân của mình. Ở khoa này, nơi mà người bệnh đã gần đất xa trời, mọi nhân viên y tế chúng tôi đều có cùng suy nghĩ như vậy", chị Thu nói.

Khoa Nhiễm E có 60 giường nội trú chia ra làm 2 khu. Khu cấp cứu kê 12 giường dành cho những bệnh nhân nặng. Khu khác trên tầng 1 với 48 giường dành cho những bệnh nhân khác có tình trạng sức khỏe khá hơn nhưng cũng đều yếu ớt. Mỗi sáng, chỉ riêng việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh thôi cũng đã khiến chị Thu cùng đồng nghiệp loay hoay hơn một giờ đồng hồ.

Việc dọn phân thay quần, đeo bỉm cho bệnh nhân của chị Thu không chỉ dừng lại ở đó, bởi hầu hết người bệnh đều trong tình trạng không kiểm soát được bản thân. Một số bệnh nhân mắc chứng tiêu chảy, cứ vài phút lại có một người có nhu cầu cần hộ lý giúp đỡ. "Vất vả nhất là những bệnh nhân bị người thân bỏ lại. Chúng tôi phải lo cho họ tất cả từ chuyện ăn uống, tắm giặt thay đồ. Lắm lúc còn phải động viên an ủi và tâm sự nhỏ to. Công việc liền tay không có lúc nghỉ ngơi", chị Thu nói.

thay-thuoc-nhu-me-hien-jpg_1361940486[12

Chị Thu (người phụ nữa bên phải) tại buổi giao lưu Thầy thuốc như mẹ hiền của công đoàn ngành y tế TP HCM tổi chức. Ảnh: Phương Nghi

Tại khoa Nhiễm E, ngoài những vất vả có thể nhìn thấy như dọn vũng máu to bệnh nhân vừa đi cầu vừa nôn ói, chị Thu cùng các đồng nghiệp còn phải đối diện với áp lực khác không nhỏ. Đó chính là thái độ phản kháng do tâm lý chán đời của không ít bệnh nhân. "Không ít lần tôi bị bệnh nhân là con nghiện đòi đánh hoặc lên cơn đập bể cửa kính rồi cào người máu me đe dọa sẽ tấn công. Nhiều người nổi cáu đòi cào cấu chỉ vì thay tấm trải giường chậm. Những lúc ấy mình cảm thấy rất sợ và chỉ muốn xin chuyển việc làm, nhưng đến ngày hôm sau, khi chứng kiến cảnh người bệnh hôm qua hung hăng nay vào cơn hấp hối, sự sợ hãi của tôi dần mất đi", nữ hộ lý tâm sự.

Công việc thầm lặng không to tát, nhưng với thái độ phục vụ tận tâm tận tình với người bệnh, chuyên cần trong công việc, chị Thu được ban giám đốc bệnh viện đánh giá là một trong những hộ lý giỏi, lao động tiên tiến nhiều năm liền.

Tại buổi vinh danh "Thầy thuốc như mẹ hiền" do Công đoàn Sở Y tế TP HCM vừa tổ chức, dù phải cùng chồng cũng là nhân viên bệnh viện làm việc nuôi mẹ già bị ung thư, anh chồng bại liệt và hai con nhỏ; khi được hỏi về những ước mơ hiện tại, chị Thu không nói về mình mà lại dành cho bệnh nhân.

"Điều mong ước của tôi là gia đình và xã hội hãy quan tâm nhiều hơn đến căn bệnh HIV/AIDS. Tôi luôn xót xa khi thấy bệnh nhân mắc HIV ngày càng trẻ. Một điều nữa, tôi mong sao toàn bộ bệnh nhân HIV sẽ được điều trị miễn phí", chị Thu nói.

Lượt xem: 2587

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 6
Lượt truy cập: 34632304

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik