Nỗi lo của những người làm công tác điều trị Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
"Vấn đề hiện nay là ở nước ta chưa có đội ngũ cán bộ chuyên điều trị về AIDS một cách có hệ thống" Bs. Thuận viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới. Ở một số tỉnh, chúng ta có hệ thống khoa AIDS nằm trong trung tâm y học dự phòng thuộc sở Y tế, ở một số tỉnh thành phố khác chúng ta có ban AIDS trực thuộc trực tiếp sở Y tế thế nhưng số người có đủ kiến thức về điều trị vẫn còn quá ít, nói quá một chút thì vẫn còn đếm được trên đầu ngón tay.
Nguyên nhân của vấn đề này là gì?
Thứ nhất, chúng ta chưa có thuốc một cách chính thức, số lượng thuốc trôi nổi cũng bó hẹp trong một vài loại nhất định "thị trường chỉ có DDI và D4T, còn chính thức Việt Nam mới có một loại được sản xuất là Lamdidivia (tổng hợp của hai loại 3TC và AZT)" Bs. Thuận chính vì vậy việc không quen với thuốc điều trị AIDS đối với phần đông bác sĩ chuyên ngành y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới nói chung và điều trị AIDS nói riêng cũng là điều dễ hiểu. "Hiện nay ở trong nước, việc bác sĩ kê đơn liền hai loại DDI và D4T là rất phổ biến, phần vì thiếu thuốc, làm liều phần vì các bác sĩ ấy chưa biết gì về điều trị AIDS vì WHO khuyến cáo là cấm dùng đồng thời hai loại thuốc này vì nó quá độc" Bs. Thuận.
Thứ hai, chúng ta chưa có những khoá đào tạo chính thức một cách hệ thống cho các bác sĩ nói chung và bác sĩ cho chuyên ngành y học nhiệt đới nói riêng. Dự án VCHAP (dự án AIDS giữa Việt Nam, CDC và đại học Y Harvard) tập trung vào đào tạo về chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS, là dự án đầu tiên tập trung vào đào tạo về chăm sóc và điều trị nhưng mới chỉ tổ chức được 4 khoá, trong đó hai khoá ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và 2 khoá tại Hải Phòng và Quảng Ninh, với số học viên khoảng 70 người/ khoá. Quả thật số lượng này chưa thấm vào đầu với nhu cầu điều trị AIDS trên toàn quốc. Với mức độ hiện nay, số địa phương thiếu bác sĩ đã được đào tạo sâu về điều trị AIDS là rất lớn. Ngay cả những bác sĩ đã được đào tạo, tới đây chưa trực tiếp được điều trị vì chưa có thuốc và trang thiết bị hỗ trợ thích hợp thì cũng chưa thể nói là có thể điều trị chắc tay cho những trường hợp bệnh nhân AIDS ngay được.
Thứ ba, bác sĩ của chúng ta quá thiếu thông tin. Việc tiếp cận với các chương trình chăm sóc điều trị mới được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo như Liệu pháp kháng retro vi rút (ART) thì mới chỉ có một số ít bác sĩ tuyến trung ương và tại các trung tâm lớn mới biết nhưng cũng chưa thực tế áp dụng trong điều trị bệnh nhân.
Đương đầu với thách thức lớn của việc có thuốc điều trị?
Tới đây, nguồn thuốc của Quỹ toàn cầu (Global fund) của Bush được đưa vào, với tình trạng hiện nay chúng ta lấy đâu ra bác sĩ để sử dụng những thuốc này một cách hợp lý và có lợi nhất cho bệnh nhân? Không có thuốc cũng đáng buồn nhưng có thuốc cũng chưa hết việc phải lo, phải vậy không các bác sĩ?
Thanh Trúc
Tên riêng không phải là tên thật mà do tác giả đặt.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00