Nỗi kinh hoàng của bác sỹ trong tình trạng phơi nhiễm HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trong số những người phơi nhiễm có Bác sỹ Trần Thu Hương hiện là cán bộ y tế Trại giam Quảng Ninh do sơ suất đã đâm kim vào tay khi lấy máu xét nghiệm cho một bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Chị kể “cảm giác lúc đó tôi không thể nào quên được, khi bị như vậy người tôi rã rời chân tay đến bệnh viên Lâm sàng nhiệt đới nhưng không được cấp thuốc. Song rất may đã được lãnh đạo cơ quan gửi sang Bệnh viện 198 của Bộ công an để được chữa trị (và chị được dùng thuốc chống phơi nhiễm sau 7 tiếng kể từ lúc bị kim đâm vào tay)".
Nỗi sợ thật là khó tả! Nó đã làm chị không bị say xe khi đi xe từ Quảng Ninh về Hà Nội, hơn 100 km mà ngày thường cứ đi một đoạn đường ngắn là tôi say không biết gì nữa. Bản thân chồng chị cũng bị sốc khi biết chị bị tai nạn nghề nghiệp. Anh vội về nhà, ôm hai còn như thể mẹ chúng vừa mới mất.
Nặng nề hơn đối với chị là thái độ của những người xung quanh. Không ít người, như lời chị kể đã xa lánh chị và cũng có những người cho rằng chị thế này thế khác mà nhiễm, chứ không phải là do tai nạn nghề nghiệp“nhiều lúc tôi đi mua hàng những người bán hàng biết tôi đang ở tình trạng phơi nhiễm, bản thân họ tỏ ý xa lánh, cảnh giác tránh xa chị như tránh một thứ gì lạ mà gây nguy hiểm đến họ”.
Điều cũng làm chị dằn vặt là nỗi lo hai đứa con sẽ phải sớm mồ côi mẹ, chúng cũng sẽ bị người đời, bạn bè xa lánh, rồi tương lai của chúng sẽ ra sao? Suốt 3 tháng đầu chị phải sống xa con “Thương cho những đứa con tội nghiệp kia”. Rồi số phận đã mỉm cười với chị, kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng chính từ sự trải nghiệm bản thân đã giúp chị thấu hiểu nỗi khổ và tâm trạng của một người mang mầm chết trong người “hãy cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của người nhiễm HIV/AIDS, hãy cho họ một tình thương, tạo dụng cho cho những không may mắn kia có được cơ hội làm gì đó trong quãng đời còn lại”. Vì chính chị "đã thấy những người đã lầm lỡ, hay không may đã bị nhiễm HIV phải rơi vào trạng thái hoảng loạn như thế nào? Tôi là người đã từng đã từng rơi vào tình trạng như vậy tôi biết”.
Chính từ sự cảm thông này, giúp chị tiếp tục đứng vững trong vị trí của mình, chăm sóc, điều trị và giúp đỡ những người nhiễm HIV/AIDS kéo dài cuộc sống của họ và bớt đi những nỗi nhọc nhằn do quá khứ và căn bệnh vẫn còn là vô phương cứu chữa gây ra.
Anh Tuấn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00