Nỗ lực phòng chống HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tuyên truyền kiến thức phòng chống HIV/AIDS cho học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Vì mục tiêu không còn người nhiễm mới HIV, trong những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều chương trình, như: Tư vấn, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; truyền thông, can thiệp và giảm tác hại; chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... đạt nhiều kết quả cao.
Trong thời gian qua, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương triển khai phân phối các tài liệu truyền thông; tổ chức các lớp tuyên truyền cho công nhân lao động tại nơi làm việc và các đối tượng có nguy cơ cao nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân.
Bà Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai cho biết, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến nay đã được triển khai về tất cả các trạm y tế xã, phường và tại tất cả các khoa sản thuộc các đơn vị y tế trong toàn tỉnh. Các hoạt động như: Tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ đến khám thai; cung cấp thuốc điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai (PNMT) có xét nghiệm HIV và con của họ; tư vấn, cung cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi; giới thiệu mẹ và trẻ đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục chăm sóc, điều trị... đã được đẩy mạnh.
Tại bệnh viện nhi và khoa nhi của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện còn triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và theo dõi tình trạng nhiễm HIV của trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tư vấn và lấy mẫu máu làm xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi; cung cấp sữa thay thế cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đến ít nhất 6 tháng tuổi. Kết quả, trong 9 tháng đầu năm nay, phát hiện 34 PNMT có kết quả khẳng định HIV đã được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tất cả các trẻ sinh ra đều được điều trị dự phòng lây truyền HIV.
Trong năm 2012, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đồng Nai đã hỗ trợ Trung tâm Giáo dục lao động và xã hội Đồng Nai thành lập một phòng khám và điều trị ngoại trú cho học viên nhiễm HIV/AIDS. Hàng tháng, Trung tâm luân phiên cử cán bộ xuống hỗ trợ về chuyên môn, kĩ thuật, hướng dẫn thực hiện mẫu hồ sơ bệnh án. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ cho trại giam Z30A trong việc lấy máu xét nghiệm khẳng định HIV cho phạm nhân, làm xét nghiệm hệ miễn dịch (CD4) cho phạm nhân nhiễm HIV.
Nhờ mạng lưới các phòng khám, điều trị, tư vấn rộng khắp đã giúp cho nhiều người nhiễm HIV/AIDS từ chỗ tình trạng rất nguy kịch, tiên lượng tử vong cao, chỉ sau một thời gian tuân thủ điều trị đã khỏe mạnh, tăng cân và có thể lao động trở lại. Điển hình là bệnh nhân Bùi Văn M (huyện Xuân Lộc), nhờ được điều trị tại phòng OPC, BVĐK Biên Hòa nay đã khỏe mạnh. Anh M chia sẻ: “Những ngày đen tối nhất đã qua đi khi tôi nhận được sự quan tâm, chia sẻ của các y, bác sĩ phòng khám OPC”. Bác sĩ Đào Thị Cẩm Tú, Phó khoa Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai cho biết: “Chúng tôi tạo mọi điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS được thuận tiện trong khám, điều trị và tiếp cận thuốc kháng virus (ARV) khi đủ tiêu chuẩn điều trị”.
Những khó khăn
Theo bà Kim Loan, Đồng Nai là địa bàn có đông công nhân lao động, tuy vậy việc truyền thông phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở đối tượng lao động trẻ vẫn chưa hiệu quả. Một bộ phận dân cư vẫn chưa nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Thời gian gần đây, các dự án tài trợ giảm nên kinh phí hoạt động hạn chế. Trong khi đó, ngân sách hàng năm cho chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu và thường về quá chậm.
Một thách thức khác khiến cho tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn Đồng Nai vẫn tiếp tục là “điểm nóng” là Đồng Nai chưa triển khai được các biện pháp can thiệp, giảm thiểu tác hại ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Ví như chương trình “100% bao cao su”, đến thời điểm này vẫn chưa triển khai được tại tất cả các nhà hàng, khách sạn và các điểm vui chơi giải trí; chương trình cấp bơm kim tiêm sạch cũng chỉ mới làm điểm tại 6/11 địa phương của tỉnh, thời gian cung cấp bơm kim tiêm cũng chưa đảm bảo 24/24 giờ mỗi ngày. Cơ sở vật chất của hầu hết các phòng OPC quá chật chội; cán bộ chuyên trách chương trình kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi. Về điều này, bác sĩ Đinh Văn Sức, Trưởng phòng OPC BVĐK Đồng Nai cho biết: Phòng khám OPC của bệnh viện quá chật chội. Các cán bộ phòng khám đều là kiêm nhiệm nên ngoài một ngày khám trong tuần, chúng tôi phải trở lại với các công việc khác của bệnh viện.
Bích Hường – Tri Thườn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00