Những chiếc vé xem xiếc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Người bán vé nhắc lại lần nữa, nghe xong, người đàn ông đếm đi đếm lại số tiền mình có rồi tiu nghỉu buồn rầu.
Khi tôi còn là một cậu bé con, một lần nọ cha dẫn tôi đi xem xiếc và chúng tôi nhẫn nại đứng xếp hàng để mua vé vào rạp. Sau một thời gian đợi chờ, cuối cùng chỉ còn lại một gia đình nọ và chúng tôi đứng trước quầy vé. Đó là một gia đình đông đúc với tám cậu bé lóc chóc, đứa lớn nhất chắc chẳng hơn tuổi tôi là bao, khoảng 12 tuổi là cùng. Nhìn qua cách ăn mặc của họ, tôi biết họ không phải là một gia đình giàu có. Những đứa trẻ rất lịch sự, chúng xếp hàng trật tự sau lưng ba mẹ và có vẻ rất háo hức để được tận mắt xem chú hề, những voi, khỉ, thỏ…diễn trò. Điều này làm tôi chắc chắn rằng trước đây chúng chưa bao giờ được đi xem xiếc và đêm nay có lẽ sẽ là một “điểm nhấn” quan trọng trong cuộc đời của những bạn nhỏ này.
Người phụ nữ bán vé hỏi cha của tám đứa trẻ rằng ông ta cần mua bao nhiêu vé. Ông ấy mỉm cười trả lời: “Làm ơn bán cho tôi 8 vé trẻ em và 2 vé người lớn. Tối nay, cả gia đình tôi sẽ xem xiếc với nhau”.
Người phụ nữ đưa vé và nói số tiền cần được trả. Vừa nghe xong, vẻ mặt của mẹ những đứa trẻ tỏ ra ngỡ ngàng, còn môi của cha chúng thì run lên hỏi lại: “Thưa chị, chị có thể nhắc lại là tổng số tiền là bao nhiêu ạ?”.
Người bán vé nhắc lại lần nữa, nghe xong, người đàn ông đếm đi đếm lại số tiền mình có rồi tiu nghỉu buồn rầu. Tôi đoán là ông ta không đem đủ tiền và không biết là sẽ phải nói với tám đứa con của mình như thế nào cho chúng hiểu. Trong lòng ông, thật sự không muốn làm chúng thất vọng.
Chứng kiến những gì đang xảy ra, cha tôi đặt tay vào túi lấy ra một tờ tiền và cố tình đánh rơi xuống đất. Rồi ông cúi xuống nhặt lên và nói với người đàn ông nọ: "Thưa ông, dường như ông vừa đánh rơi số tiền này thì phải”. Ông ấy nhìn cha tôi xúc động xen lẫn bối rối rồi trả lời: “Tôi đã thấy những gì anh vừa làm, đây không phải là số tiền của tôi”. Vừa nói ông vừa cầm chặt tay cha tôi với giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt: “Điều này có ý nghĩa rất lớn với tôi và gia đình chúng tôi. Cảm ơn ông rất nhiều”.
Cha tôi không giàu có, gia đình tôi không dư dả, nhưng tôi biết cha đã làm một điều đúng đắn. Tối đó, chúng tôi đã không đi xem xiếc, không được thỏa tiếng cười với những màn diễn hài của chú hề, nhưng chúng tôi đã mang về nhà đầy ắp những hạnh phúc từ gia đình của tám đứa trẻ kia. Đó là bài học từ sự sẻ chia đầu đời mà cha đã dạy cho tôi.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00