Nhi?m HIV v?n có con kho? m?nh Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Nhi?m HIV v?n có con kho? m?nh Nhi?m HIV v?n có con kho? m?nh](https://tamsubantre.org/media/news/BS-Nguyen-Viet-Tien.jpg)
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Viết Tiến
Chăm sóc và quản lý thai nghén sớm cùng với phác đồ điều trị thích hợp sẽ giúp những bệnh nhân nhiễm HIV có cơ hội sinh con khoẻ mạnh và không mang bệnh. Phóng viên báo KH&DT đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với Tiến sĩ (TS) Nguyễn Viết Tiến - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TƯ xung quanh những vấn đề này.
Gần 2.000 trẻ nhiễm HIV mỗi năm
Ước tính, mỗi năm Việt Nam có từ 1 đến 1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng 6.000 người bị nhiễm HIV/AIDS và gần 2.000 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Tại bệnh viện Phụ sản TƯ, tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện chiếm bao nhiêu % thưa bác sĩ?
Bệnh viện Phụ sản TƯ là nơi có số lượng sản phụ đến khám thai rất đông. Tuy nhiên, tỷ lệ người chấp nhận xét nghiệm HIV trong thời gian đầu của thai nghén vẫn còn thấp, tỷ lệ xét nghiệm HIV khi chuyển dạ vẫn còn quá cao, vì vậy khi phát hiện việc xử lý thai nghén cũng như sử dụng phác đồ ARV (có tác dụng làm giảm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, tăng khả năng miễn dịch và giúp người nhiễm HIV/AIDS ít mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội) đã không phát huy được hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ nhiễm HIV có xu hướng gia tăng như hiện nay.
Hiện đã có Chương trình Hành động Quốc gia về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con từ nay đến năm 2010 là: giảm tỷ lệ lây truyền từ 30% tổng số ca sinh xuống còn 10%; 90% phụ nữ mang thai và tất cả phụ nữ nhiễm HIV được cung cấp các dịch vụ tư vấn và điều trị ; 100% các trường hợp xét nghiệm dương tính với HIV được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
Với những phụ nữ nhiễm HIV được phát hiện trong thời kỳ thai nghén sớm sẽ được chăm sóc và điều trị thế nào, thưa TS?
Những phụ nữ nhiễm HIV nếu được chăm sóc và quản lý thai nghén từ khi mới mang thai cùng với phác đồ điều trị thích hợp như dùng thuốc ARV sẽ góp phần hạ thấp tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con, cũng như kéo dài tuổi thọ. Vấn đề phòng tránh hoặc điều trị các bệnh lây qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... trước và trong khi mang thai cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con.
Mẹ có HIV có được cho con bú?
Thời gian bú mẹ càng kéo dài, nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ càng cao. Chính vì vậy, con của những người mẹ nhiễm HIV vẫn nên bú mẹ nhưng cần được cai sữa sớm. Hiện, các nhà khoa học chưa xác định được thời điểm cho trẻ bú mà không có nguy cơ lây HIV. Vì vậy, nên ngừng cho bú ngay khi trẻ có nguồn sữa thay thế sữa mẹ (có thể bú nhờ các bà mẹ khỏe mạnh khác) hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm.
Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn những bà mẹ có HIV chỉ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ngoài sữa mẹ, không cho trẻ ăn thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác, vì những thức ăn bổ sung có thể gây viêm nhiễm đường ruột, tăng nguy cơ lây HIV. Khi bà mẹ bị nứt núm vú, viêm vú, áp xe vú hoặc trẻ bị viêm miệng, tưa miệng..., cần được xử trí kịp thời nhằm phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở bà mẹ và trẻ.
Chỉ lọc rửa tinh trùng chồng khi vợ không có HIV
Phương pháp lọc rửa tinh trùng lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam từ bao giờ và có đúng là nó sẽ giúp những bệnh nhân HIV có được đứa con không mang bệnh?
Lọc rửa tinh trùng đã được thực hiện ở Việt Nam từ nhiều năm trước nhằm mục đích lựa chọn tinh trùng trước khi bơm vào tử cung người phụ nữ hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Điều này giúp tăng cường khả năng thành công cho các ca hỗ trợ sinh sản. Tinh trùng được cho vào một hóa chất có sẵn (cũng là môi trường nuôi cấy tinh trùng) rồi đưa vào máy quay ly tâm. Lực ly tâm sẽ tách tinh trùng khỏe về một phía, các tinh trùng chết, yếu, dị dạng và tinh tương về phía bên kia. Virus HIV nếu có trong tinh tương cũng sẽ bị tách ra khỏi tinh trùng. Nhưng nếu virus HIV tồn tại trong chính tế bào tinh trùng chứ không phải ở tinh tương thì việc lọc rửa cũng vô ích.
Như vậy, phương pháp quay li tâm cũng không phải là kỹ thuật mới lạ và cũng không đạt hiệu quả cao đối với những người có HIV nhung vẫn muốn có con?
Phương pháp chỉ có hiệu quả trong một chừng mực nhất định. Kể cả các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Nhật cũng chưa thể khẳng định đảm bảo đạt hiệu quả 100% đối với việc lọc tinh trùng có nhiễm HIV. Chính vì vậy, khi có yêu cầu từ người nhiễm HIV, chúng tôi thường tư vấn là không nên, vì nếu chẳng may đứa trẻ sinh ra vẫn nhiễm bệnh thì sẽ là có lỗi với đứa con ấy.
Với những cặp vợ chồng kiên quyết muốn tiến hành biện pháp này?
Luật Phòng chống HIV/AIDS và các văn bản pháp luật khác ở Việt Nam không cấm người nhiễm HIV sinh con (nhưng cũng không khuyến khích). Với những cặp vợ chồng kiên quyết muốn sinh con thì phương pháp lọc rửa tinh trùng sẽ giảm nguy cơ cho đứa con của họ. Để tiến hành biện pháp này người vợ phải có kết quả âm tính khi xét nghiệm HIV, hai người có dùng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ tình dục.
Chi phí bao nhiêu cho mỗi lần lọc rửa tinh trùng, thưa TS?
Đây là kỹ thuật khá thông thường nên người sử dụng chỉ phải trả khoảng vài trăm nghìn đồng cho một lần lọc rửa tinh trùng.
Đã có người sang Thái Lan để tiến hành lọc rửa tinh trùng và họ đã có được đứa con khoẻ mạnh. Kỹ thuật này ở đó có tốt hơn ở Việt Nam?
Phương pháp lọc rửa tinh trùng ở Việt Nam hay Thái Lan hoặc bất cứ quốc gia nào đều giống nhau, không có chuyện hơn hoặc kém, đó chỉ là tâm lý sính ngoại.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00