Người nhiễm HIV/AIDS có thể sống cùng với gia đình? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Như chúng ta đều biết HIV không lây lan qua tiếp xúc thông thường như: bắt tay, ôm hôn, nói chuyện, ăn chung một mâm cơm hoặc uống chung một cốc nước...mà HIV/AIDS chỉ lây truyền từ người nhiễm sang người bình thường qua ba con đường là quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su), đường máu (tiêm chích, truyền máu không an toàn), và mẹ bị nhiễm truyền sang con (khi mang thai, lúc sinh và cho con bú bằng sữa mẹ).
Như vậy, có thể nói mọi người trong chúng ta đều có thể an toàn khi sống chung với những người nhiễm HIV/ AIDS nếu như biết cách tự bảo vệ. Người nhiễm rất cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của người thân và cộng đồng. Sự đau đớn về thể xác, nỗi ám ảnh về cái chết, sự tuyệt vọng về căn bệnh nhiều khi không đánh sợ bằng chính sự kỳ thị xa lánh của cộng đồng, đặc biệt là với những người thân yêu trong gia đình của họ.
Được chăm sóc tại nhà vẫn là cách tốt nhất đối với những người nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn đầu. Bởi vì, khi sống chung với gia đình họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giảm đi sự mặc cảm về bệnh tật và có điều kiện sống tốt hơn. Sự giúp đỡ, tình yêu thương, sự chia sẻ của gia đình, người thân chính là sức mạnh giúp cho người nhiễm có đủ nghị lực để vượt qua được sự khủng hoảng về mặt tinh thần, sống có ý nghĩa và tiếp tục cống hiến phần thời gian và sức lực còn lại của mình vì sự phát triển của xã hội.
Cần chú ý những gì khi sống chung với người nhiễm HIV/AIDS trong một gia đình ? Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn có thể sống chung với những người nhiễm HIV/AIDS một cách an toàn.
1. Về vật dụng dùng trong nhà
Ðồ dùng cần dùng riêng:
Người nhiễm HIV nhất thiết phải dùng riêng: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, cái nạo lưỡi, dao cạo, dao lam, đồ cắt móng tay. Dụng cụ tiêm chích nên dùng loại sử dụng một lần rồi bỏ, nếu dùng loại sử dụng lại phải tiệt trùng bằng cách nấu sôi trong nước sôi liên tục 20-30 phút.
Ðồ dùng chung với gia đình:
Có thể dùng chung chén, đũa, muỗng, dĩa, ly, tách, chậu rửa chén, chậu giặt, chậu tắm rửa. Các loại trên và kể cả quần áo, đồ vải của người nhiễm HIV vẫn có thể rửa, giặt chung, trừ khi có dính máu, các dịch cơ thể như: tinh dịch hoặc dịch âm đạo... thì cần xử lý riêng như sau:
Với chén, ly, vật đựng... có dính máu, chất ói, cần xối sạch dưới vòi nước rồi rửa với xà phòng hoặc nước rửa chén.
Với quần áo, đồ vải dính máu, ngâm vào nước javel chứa 0,1-0,5% clor hoạt tính trong 30 phút, rồi giặt với xà phòng (nếu dính chất nôn, phân cần gột nước cho sạch trước khi ngâm nước javel).
Cách pha nước javel: Nước javel mua ở thị trường là loại nguyên chất chứa 3,75-5%, cần pha một phần javel nguyên chất với 9 phần nước là được nước javel cần dùng.
2. Vệ sinh rác, chất thải
Các loại rác có dính máu (giấy, bông, băng...) và dao lam thải đi cần bỏ vào 2 lần túi ni-lông, buộc lại trước khi cho vào thùng rác. Khi máu và chất tiết rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng xà phòng và lau lại bằng nước javel hoặc cồn 70%.
3. An toàn khi tiếp xúc với máu, dịch tiết
Cần mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương người nhiễm HIV hoặc khi dọn dẹp đồ bẩn, chất thải có dính máu, làm xong tháo găng xin nhớ rửa tay. Nếu dính máu, chất tiết của người nhiễm vào da, cần rửa sạch ngay bằng nước và xà phòng, sau đó dùng cồn 700 sát trùng.
Nếu chẳng may bị các dụng cụ bén nhọn dùng cho người nhiễm HIV làm cho thương tích, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát trùng bằng cồn 700. Sau đó liên hệ ngay với các điểm tham vấn để được hướng dẫn về điều trị dự phòng nhiễm HIV.
Lưu ý: Cồn mua ở nhà thuốc hiện nay thường là loại cồn 900. Cồn 700 có tác dụng sát trùng hiệu quả hơn (do không làm đông kết các mô, vỏ của mầm bệnh như cồn 900 để cồn dễ thấm vào), vì vậy sẽ pha 7 phần cồn 900 với 2 phần nước cất (hoặc nước sạch) để có cồn 700.
4. An toàn trong tình dục
Các biểu hiện tình cảm như nắm tay, ôm, vuốt ve, hôn ngoài miệng... không làm lây bệnh. Chỉ khi giao hợp với người nhiễm HIV bắt buộc phải dùng bao cao su đúng cách. Ngoài ra người nhiễm HIV cần thực hiện sống lành mạnh (tránh thuốc lá, ma túy, rượu), dinh dưỡng đầy đủ, rèn luyện thân thể, tập dưỡng sinh, làm việc điều độ, tránh phung phí sức lực, không chán nản tuyệt vọng, quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Nếu làm được như vậy chắc chắn người nhiễm HIV sẽ sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình.
Từ những điều trên, chúng ta thấy người nhiễm HIV/AIDS hoàn toàn có thể sống chung với gia đình, với cộng đồng nếu chính chúng ta thực sự quan tâm, không ruồng bỏ, xa lánh họ thì thiết nghĩ cuộc sống sẽ vẫn tươi đẹp đối với những người nhiễm HIV/AIDS và cho cả xã hội chúng ta.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00