Giao diện tiếp cận

Người nhiễm HIV với việc làm và quyền được làm việc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Người nhiễm HIV với việc làm và quyền được làm việc

Việc làm cho người cho HIV - vấn đề còn nhiều nan giải (Ảnh minh hoạ)

Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng. Tuy nhiên để luật đi vào cuộc sống và có hiệu lực của nó thì vẫn còn những khoảng cách và rào cản nhất định.

 
Quyền dân sự, chính trị là một bộ phận của hệ thống quyền cơ bản của con người, đó là những quyền không thể chuyển nhượng, không thể chia cắt. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và nhiều công ước khác đã quy định tất cả mọi người đều có quyền được bình đẳng.

Với Việt Nam, các quyền của con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, nghề nghiệp, về điều kiện sức khỏe, giới tính…

Tại Điều 55 của Hiến pháp đã quy định: “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”. Điều 45 của Bộ Luật Dân sự và Điều 5 của Bộ Luật Lao động quy định cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy tất cả mọi người, trong đó có người nhiễm HIV đều có quyền được làm việc, quyền được có việc làm phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng và nghề được đào tạo, không ai có thể tước đi quyền này của họ.

Việc làm rất quan trọng đối với mỗi người và càng quan trọng hơn đối với người nhiễm HIV. Được làm việc sẽ giúp họ tránh được sự kỳ thị, nâng cao tự tin trong cuộc sống, tự tin trước mọi người, đồng thời giúp họ quên đi bệnh tật và có điều kiện rèn luyện thể lực, giải tỏa được áp lực về kinh tế cho bản thân, gia đình và xã hội. Người nhiễm HIV có thể làm việc ở tất cả các ngành nghề, các công việc phù hợp với khả năng của họ và nhu cầu tuyển dụng của người chủ sử dụng lao động.
 
Rất nhiều người có HIV gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm (Ảnh minh hoạ)
 
Nhưng để tránh sự lây truyền cho người khác, trên cơ sở Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS) ban hành năm 1995 và Nghị định số 34/CP ngày 01/6/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh trên, liên bộ Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT- BLĐTBXH- BYT ngày 28/12/2000 quy định một số doanh mục nghề, công việc mà những người nhiễm HIV không được làm như dịch vụ liên quan đến máu, dịch sinh học; dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình, thẩm mỹ có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người. Tuy nhiên những quy định này ngày càng thể hiện sự bất cập, không phù hợp trong thực tiễn vì các phương tiện, trang bị phòng hộ được sử dụng trong y học ngày càng hiện đại và những quy định của Bộ Y tế về vô khuẩn, tiệt khuẩn rất nghiêm ngặt nên đã có thể phòng, chống sự lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế. Chính vì vậy khi xây dựng Dự thảo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/AIDS) để thay thế Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người ( HIV/AIDS) năm 1995, những quy định trên đã được xem xét và loại ngay từ đầu.

Một trong những nguyên tắc trong phòng, chống HIV/AIDS của Đảng và Nhà nước ta là không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ. Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, gia đình họ vào làm việc. Những quan điểm, chính sách trên đã được thể hiện rất rõ trong Luật Phòng, chống  HIV/AIDS được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006.

Theo quy định của Luật này, người nhiễm HIV được quyền học văn hóa, học nghề, làm việc (điểm C Khoản 1 Điều 4), theo đó Điều 14 của Luật đã quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người nhiễm HIV; người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe nhưng phải chuyển việc khác chỉ vì lý do người đó nhiễm HIV; người sử dụng lao động cũng không được yêu cầu người lao động phải xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng lao động vì lý do người đó nhiễm HIV. Duy nhất có hai nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng đó là thành viên tổ lái (máy bay) và nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng (theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ - CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS). Việc quy định như trên không phải nhằm mục đích hạn chế quyền làm việc hoặc có sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV mà chính là để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ an toàn tính mạng cho họ cùng hàng trăm, ngàn hành khách trên máy bay. Mặt khác khoản 2 Điều 20 của Nghị định cũng quy định khi đã tuyển dụng người lao động vào làm ở 2 nghề trên mà người sử dụng lao động phát hiện họ nhiễm HIV thì người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với họ.

Điều 45 của Bộ Luật Dân sự và Điều 5 của Bộ Luật Lao động quy định cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn làm việc, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo…
 
Luật Phòng, chống HIV/AIDS được ban hành đã đem lại niềm tin, niềm hy vọng cho người nhiễm HIV, họ đã bớt đi sự mặc cảm vì họ được người thân và cộng đồng chấp nhận, họ không còn quá lo sợ bị mất việc làm hoặc không có việc làm như trước đây. Tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực của nó thì vẫn còn những khoảng cách và những rào cản nhất định. Trong thực tế, vẫn còn có hiện tượng người chủ sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc vì biết người lao động nhiễm HIV, điều mà họ sợ nhất là nguy cơ lây truyền HIV/AIDS trong cơ quan, đơn vị. Nhưng lý do mà người chủ đưa ra lại không như họ suy nghĩ mà họ thường tìm một lý do khác như thừa biên chế hoặc không còn nhu cầu, không phù hợp… Chính vì vậy, việc truyền thông về Luật, về kiến thức cơ bản về HIV/AIDS là rất quan trọng để có thể giúp người chủ sử dụng lao động hiểu biết về trách nhiệm phải thực thi Luật, bên cạnh đó là sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được làm việc để họ cũng có được cuộc sống như bao người bình thường khác trong xã hội.

Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm
Lượt xem: 1264

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 36397817

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik