Người có HIV được hỗ trợ thuốc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Thời điểm trước tết nguyên đán (Mậu Tý) và trong suốt quý 1 năm 2008, giá cả các loại hàng hóa đều tăng chóng mặt, đặc biệt là giá thực phẩm và dịch vụ y tế, đây đang là mối lo thường trực của những người dân nghèo, đặc biệt là những người đang sống chung với HIV/AIDS.
|
Chi tiêu cho y tế của những gia đình này trung bình cao gấp 13 lần so với những gia đình không có người nhiễm HIV.
![](http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200707/original/images1376545_images1306737_HIV.jpg)
Thu nhập giảm, chi phí thực phẩm và thuốc men không ngừng “leo thang” đang làm tăng gánh nặng đối với những người có HIV và gia đình họ. Tuy nhiên, với tình hình lạm phát và giá cả leo thang như hiện nay, ngay cả những người lao động có đủ sức khỏe cũng còn phải chật vật với miếng cơm manh áo hàng ngày thì chắc hẳn con số những người sống chung với HIV trở thành nạn nhân của nghèo đói có thể đã vượt xa giới hạn của những dự báo trên.
Cho dù có mối liên quan rõ rệt giữa HIV/AIDS và đói nghèo, Chiến lược Toàn diện về Xóa đói Giảm nghèo và Phát triển của Chính phủ - một văn bản chính sách chủ chốt về phát triển – được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ủng hộ - không coi HIV/AIDS là một vấn để phát triển. HIV/AIDS chỉ được coi như một bệnh cần các can thiệp y tế; các tác động về mặt kinh tế - xã hội của HIV/AIDS và các biện pháp đối phó với HIV/AIDS cũng đã không được đề cập đến trong Chiến lược này.
Chị Phạm Thị Thanh, thành viên đang sinh hoạt tại một câu lạc bộ do những người có HIV tự thành lập, tâm sự: “Chúng em không biết tới những chính sách của nhà nước đối với người có HIV. Chúng em chỉ mong các chị em ở đây đều được tạo công ăn việc làm để có tiền mua thuốc chữa bệnh và thức ăn hàng ngày”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay chính phủ và một số tổ chức phi chính phủ (NGOs) đang có chương trình cấp phát thuốc ARV (thuốc điều trị HIV) miễn phí tại một số bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước. Tuy nhiên, không phải người có HIV nào cũng có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ này. Thậm chí ngay cả với những người được hưởng lợi từ những chương trình như vậy thì cũng không được đảm bảo về tính thường xuyên và liên tục vì tình trạng thiếu thuốc vẫn thường xuyên xảy ra.
Anh Nguyễn Văn H, một người có H đang điều trị HIV theo chương trình cấp ARV miễn phí của bệnh viện Đống Đa, cho biết, mỗi tuần anh phải lặn lội từ Thái Bình ra Hà Nội để nhận thuốc, có khi phải túc trực cả ngày ở Bệnh viện thì mới lấy được thuốc, chỉ tính riêng chi phí đi lại đã mất gần 200,000 đồng. Thế nhưng H vẫn còn may mắn hơn so với nhiều trường hợp người có H khác, bởi vì số lượng người đăng ký điều trị ARV ở đây lúc nào cũng trong tình trạng quá tải và tình trạng thiếu thuốc xảy ra có thể nói là “như cơm bữa”. Thế nên nhiều lần những bệnh nhân ở đây phải “tay trắng ra về”. Chính vì gánh nặng tài chính và dịch vụ không chu đáo đã khiến nhiều người có H bỏ dở giữa chừng trong khi việc điều trị ARV lại đòi hỏi kéo dài suốt cả cuộc đời.
Mong rằng, khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời và những nhà lãnh đạo sẽ sớm đưa ra những quyết sách phù hợp để cứu nền kinh tế và cứu những nạn nhân của HIV/AIDS.
Quốc Khánh (tổng hợp)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00