Người cha thứ hai Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tình anh, tình em
Cha mất khi tôi mới lên năm. Đó là khoảng thời gian rất khó khăn với tất cả chúng tôi. Nhưng theo thời gian vết thương cũng dần lành lại. Anh trai lên tám của tôi bắt đầu thay cha chăm sóc cho mẹ và tôi.
Đảm nhận mọi trách nhiệm còn hơn cả mong đợi, anh trai luôn là người đảm bảo rác lúc nào cũng được đổ, sân vườn cũng phải được dọn cỏ sạch sẽ. Lạ một điều là, anh làm điều đó mà không hề phàn nàn chút nào.
Từ sau sự ra đi của cha, mẹ xoay xở với công việc làm thêm nhiều hơn để kiếm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Và kể từ đó anh trai nhận trách nhiệm dậy sớm hàng ngày. Đánh thức tôi dậy và làm bữa sáng cho tôi. Và sau đó, trong khi tôi ngồi nhân nha bữa điểm tâm của mình, thì anh lại tất bật sửa soạn quần áo, sách vở rồi gập chăn màn cho tôi.
Tay trong tay, hai chúng tôi đi bộ ra bến xe buýt. Trong khi chờ xe tới, anh trai lại bày những trò chơi mà trước đây cha thường biểu diễn cho chúng tôi xem mỗi khi xe buýt lâu tới. Anh cố gắng làm đủ mọi trò cho tôi cười, và lúc nào anh cũng thành công.
Khi chúng tôi từ trường về nhà, hai anh em tự chơi với nhau, nửa tiếng sau mẹ mới về. Những lúc như vậy, anh trai lại đặt tôi ngồi xuống ghế, lấy ra một ít bánh quy và một cốc sữa cho bữa chiều trước giờ cơm của tôi. Và nếu có bài tập về nhà, thì sau khi ăn xong, tôi sẽ tự làm nó. Còn anh trai lại bắt đầu lau dọn và rửa những chiếc đĩa hồi sáng vội đi mà chưa kịp rửa. Sau đó sẽ sửa soạn mọi thứ sẵn sàng để khi mẹ về chỉ việc nấu nướng cho bữa tối.
Mẹ về. Điều đầu tiên bà làm là ôm hôn chúng tôi. Và mỗi lần như thế, chúng tôi lại xếp hàng để chào đón những điều thiêng liêng ấy. Đó cũng chính là khoảnh khắc hiếm hoi anh trai tôi trở về làm một đứa trẻ.
Một ngày Chủ nhật tháng Sáu, hai năm sau khi ba qua đời, mẹ và tôi cùng tới cửa hàng bách hóa của thị trấn. Ở đó, tôi thấy họ bày la liệt những tấm thiệp dành cho ngày của cha. Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc giá có để những tấm thiệp ấy.
Mẹ gọi: “Cưng à, mẹ biết đây là khoảng thời gian rất khó khăn đối với con…”, nhưng tôi trả lời: “Không phải vậy mẹ à! Tại sao người ta lại không có những tấm thiệp cho ngày của anh trai nhỉ?”.
Mẹ cười và nói: “Con nói đúng. Anh con là một người cha thực sự đối với con đấy. Hãy tới chọn một tấm thiệp đi con”.
Tôi đã làm vậy. Vào ngày của Cha, mẹ và tôi tới bên anh trai và đưa cho anh tấm thiệp.
Khi anh đọc những dòng chữ trong đó, tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt nơi khóe mắt anh. Dường như cổ họng tôi nghẹn lại khi anh quàng tay ôm lấy mẹ và tôi. Giọng mẹ như vỡ ra: “Con trai, cha chắc chắn rất tự hào về con. Chắc chắn cha cũng nhìn thấy con đã trưởng thành như một người đàn ông thực thụ, và con đã làm hết sức mình để vừa với đôi giày của cha. Chúng ta yêu con, và cảm ơn con rất nhiều”.
Từ sau sự ra đi của cha, mẹ xoay xở với công việc làm thêm nhiều hơn để kiếm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Và kể từ đó anh trai nhận trách nhiệm dậy sớm hàng ngày. Đánh thức tôi dậy và làm bữa sáng cho tôi. Và sau đó, trong khi tôi ngồi nhân nha bữa điểm tâm của mình, thì anh lại tất bật sửa soạn quần áo, sách vở rồi gập chăn màn cho tôi.
Tay trong tay, hai chúng tôi đi bộ ra bến xe buýt. Trong khi chờ xe tới, anh trai lại bày những trò chơi mà trước đây cha thường biểu diễn cho chúng tôi xem mỗi khi xe buýt lâu tới. Anh cố gắng làm đủ mọi trò cho tôi cười, và lúc nào anh cũng thành công.
Khi chúng tôi từ trường về nhà, hai anh em tự chơi với nhau, nửa tiếng sau mẹ mới về. Những lúc như vậy, anh trai lại đặt tôi ngồi xuống ghế, lấy ra một ít bánh quy và một cốc sữa cho bữa chiều trước giờ cơm của tôi. Và nếu có bài tập về nhà, thì sau khi ăn xong, tôi sẽ tự làm nó. Còn anh trai lại bắt đầu lau dọn và rửa những chiếc đĩa hồi sáng vội đi mà chưa kịp rửa. Sau đó sẽ sửa soạn mọi thứ sẵn sàng để khi mẹ về chỉ việc nấu nướng cho bữa tối.
Mẹ về. Điều đầu tiên bà làm là ôm hôn chúng tôi. Và mỗi lần như thế, chúng tôi lại xếp hàng để chào đón những điều thiêng liêng ấy. Đó cũng chính là khoảnh khắc hiếm hoi anh trai tôi trở về làm một đứa trẻ.
Một ngày Chủ nhật tháng Sáu, hai năm sau khi ba qua đời, mẹ và tôi cùng tới cửa hàng bách hóa của thị trấn. Ở đó, tôi thấy họ bày la liệt những tấm thiệp dành cho ngày của cha. Tôi nhìn chằm chằm vào chiếc giá có để những tấm thiệp ấy.
Mẹ gọi: “Cưng à, mẹ biết đây là khoảng thời gian rất khó khăn đối với con…”, nhưng tôi trả lời: “Không phải vậy mẹ à! Tại sao người ta lại không có những tấm thiệp cho ngày của anh trai nhỉ?”.
Mẹ cười và nói: “Con nói đúng. Anh con là một người cha thực sự đối với con đấy. Hãy tới chọn một tấm thiệp đi con”.
Tôi đã làm vậy. Vào ngày của Cha, mẹ và tôi tới bên anh trai và đưa cho anh tấm thiệp.
Khi anh đọc những dòng chữ trong đó, tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt nơi khóe mắt anh. Dường như cổ họng tôi nghẹn lại khi anh quàng tay ôm lấy mẹ và tôi. Giọng mẹ như vỡ ra: “Con trai, cha chắc chắn rất tự hào về con. Chắc chắn cha cũng nhìn thấy con đã trưởng thành như một người đàn ông thực thụ, và con đã làm hết sức mình để vừa với đôi giày của cha. Chúng ta yêu con, và cảm ơn con rất nhiều”.
Lượt xem: 456
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00