Ngh? l?c + ? chí = Thành công Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Ngh? l?c + ? chí = Thành công Ngh? l?c + ? chí = Thành công](https://tamsubantre.org/media/news/07041801.jpg)
Nguyễn Duy Tưởng, sinh năm 1983, sinh viên ĐH Thái Nguyên. Dù bị liệt hai chân từ nhỏ cùng với việc học gián đoạn nhiều năm, Tưởng vẫn xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa đại học (Ảnh: Dân trí)
Họ đã sinh ra không lành lặn, có một tuổi thơ không bình thường, nhưng họ đã và đang sống một cuộc sống phi thường...
Câu chuyện ngày mưa
“Gia đình em có hai chị em gái, cả hai khi sinh ra đều bị mù hai mắt”, Nguyễn Thị Mai tâm sự. Nhắc lại tuổi thơ của mình, Mai bỗng trầm hẳn lại. Khi còn nhỏ, em khao khát được chơi cùng các bạn mắt sáng trong làng nhưng đều bị các bạn hắt hủi và xa lánh. Lời nói của những đứa trẻ ngày ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí Mai như một nỗi ám ảnh: “Mày mắt mù chúng tao không chơi với mày”. Những lúc ấy em vô cùng tủi thân và chỉ muốn khóc, nhưng nghĩ đến người chị gái của mình cũng kém may mắn như em, mà chị vẫn vui vẻ yêu đời, Mai lại vững lòng tin. Hai chị em lủi thủi chơi với nhau, cùng an ủi, dỗ dành nhau.
Theo chân các em lên phòng ở của khu nội trú, chúng tôi tình cờ gặp Lan Hương, cũng là một học sinh khiếm thị. Hiện Hương đang theo học lớp 11 trường THPT Thăng Long. Cách đây hai tuần Hương đã bị mất một chiếc điện thoại di động do kẻ xấu lợi dụng sơ hở lẻn vào phòng lấy cắp. “Biết là có người lạ vào lấy đồ trước mặt mình mà không làm được gì”, Hương kể lại một cách bất lực.
Cũng trong ngày mưa ấy, buổi chiều tôi tìm đến chị Đỗ Thị Phương Lê, Giám đốc Công ty Thương mai dịch vụ và Xuất nhập khẩu Ngọc Long, và được nghe chị kể về tuổi thơ của chị. Sau khi sinh ra được hai tháng, chân tay chị bỗng cong queo và co quắp lại. Gia đình đã chữa chạy nhiều nơi nhưng cũng chỉ giảm được phần nào những biến chứng. Chị vẫn đến trường bình thường, chơi vui vẻ, hoà đồng với bạn bè, nhưng việc đi lại rất khó khăn. Đi đường cũng có kẻ tò mò, ngoái đầu lại nhìn chị với con mắt lạ lùng, soi mói nhưng “mình chẳng cảm thấy gì cả vì đã quá quen với những chuyện đó rồi”, chị Lê tâm sự.
Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ của những người mà tôi may mắn có dịp gặp gỡ, nhưng nó đáng để những người được coi là bình thường như chúng ta phải suy ngẫm. Đôi khi, chúng ta vẫn vô tình tự cho mình là lành lặn và tự cho mình cái quyền nhìn những người khuyết tật với con mắt khác thường, nhưng chính suy nghĩ và hành động ấy mới là cái khuyết tật lớn nhất.
Dù họ có khác nhau về địa vị, nghề nghiệp và độ tuổi, có cái nhìn, cách suy nghĩ và thái độ khác nhau trước hoàn cảnh, song họ đều là những người đang nỗ lực vươn lên từng ngày trong cuộc sống.
Sau cơn mưa trời lại sáng
Sinh ra thiệt thòi hơn so với những người bạn khác, năm nay 15 tuổi mới học đến lớp 3, song Mai (học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu) luôn tự nỗ lực vươn lên và cố gắng hết mình, năm học nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, là niềm tự hào của cha mẹ, thày cô. “Cả nhà chỉ còn mỗi mình em đi học, chị em đang điều trị trong bệnh viện nên em phải cố gắng nhiều hơn nữa”, Mai nói.
Còn với Lan Hương, ngoài giờ học chính khoá, cô bạn gái xinh xắn này còn tham gia vào một ban nhạc của những người khuyết tật, thường xuyên đi biểu diễn trong các chương trình hoà nhạc ở nhà hát lớn. Hiện Hương đang miệt mài chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới ở trường.
Câu chuyện của chị Phương Lê (Ba Đình - Hà Nội), một người phụ nữ khuyết tật nhưng thành đạt và có nghị lực sống mãnh liệt cũng rất cảm động. Đi lên từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ một chiếc máy khâu của nhà và 350.000 vay của một người bạn, chị đã mở một cửa hiệu thời trang trong 10 năm; đến năm 2003 thì mở văn phòng tư vấn tâm lý, lấy tên là Câu lạc bộ Tình Xuân và năm 2004 thì chị chuyển hướng sang làm về xuất nhập khẩu. Chặng đường 13 năm nhiều vất vả nhưng cũng đầy vinh quang.
Họ là những người khuyết tật tàn nhưng không phế. Tôi còn nhớ mãi lời của chị Phương Lê khi tiễn tôi ra về: “Trong cuộc sống, hãy là người có nghị lực vươn lên, vượt qua mọi trở ngại của bản thân mình. Có ý chí quyết tâm cao thì bạn sẽ là người thành công”.
Chương trình giáo dục giới tính đặc biệt cho học sinh khiếm thính
Ai cũng muốn có một tình yêu
Minh Tâm – mái nhà chung ấm tình người
Người thanh niên cụt tay nhưng không cụt chí
Đôi bàn tay giúp họ hoà nhập cuộc sống
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00