NGO chia s? kinh nghi?m v? ph? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chị Hoàng Tú Anh phát biểu tại hội thảo.
Thông qua các báo cáo, các cuộc thảo luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, qua đó phát huy vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong lĩnh vực này là nội dung chính của Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của các NGO Việt Nam trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS vào ngày 10/10/2007 tại Hà Nội.
Hội thảo do Liên hiệp Các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và Chương trình phối hợp của LHQ về phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS) tổ chức.
Tổ chức COHED đã có nhiều hoạt động gây được sự chú ý đặc biệt đối với những người tham gia hội thảo, như việc phát triển bổ phim tài liệu “Chúng tôi nói về chúng tôi” của những người sống chung với HIV; Dự án “Đằng sau sân khấu” - chương trình giáo dục truyền thông qua nghệ thuật... Đây là những bộ phim do chính những người có HIV trực tiếp tham gia để nói lên những công việc mà họ đang làm, những tâm tư, tình cảm của họ trong cuộc sống. Ngoài ra COHED còn thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và TP.Hồ Chí Minh. Dự án can thiệp đa diện dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm dân tộc thiểu số tại Lạng Sơn...
Trung tâm Phát triển cộng đồng Ánh sáng (Light) cũng đã triển khai được nhiều hoạt động, trong đó có việc tham gia đánh giá cho một số chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, như đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về truyền thông thay đổi hành vi dân số và phòng chống HIV” tại Hà Nội, Quảng Nam, Đồng Nai...; Thực hiện những điều tra nhỏ trên đối tượng là gái mại dâm về kiến thức, thái độ và hành vi trong thực hành tình dục an toàn; Phát triển các hướng dẫn về dịch vụ thân thiện cho vị thành viên/ thanh niên trong đó có phần hướng dẫn về các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.
Sự khác biệt trong hoạt động của Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế (CIHP) là việc CIHP không chỉ dừng lại ở các chiến dịch truyền thông trong nhà trường, các khu công nghiệp, mà còn cho ra đời một trang web mà đối tượng phục vụ đó là thanh thiếu niên. Theo chị Hoàng Tú Anh, đại diện của công ty, thì trang web đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về sức khoẻ sinh sản, tình dục và HIV/AIDS cho thanh thiếu niên thông qua các bài viết, dịch vụ tư vấn qua thư và tư vấn trực tuyến.
Bà Trần Thị Nga làm việc ở Trung tâm Phòng chống Bệnh lây truyền qua đường tình dục (SHAPC) xúc động kể lại câu chuyện của một thành viên nhóm Hoa Phượng Đỏ (nhóm tự lực của những người có HIV): “Tôi chưa nhìn thấy một cá nhân nào khi tham gia hoạt động trong NGO mà lại ngày càng sút kém đi cả. Chúng ta hãy nhìn vào gương chị Kim Thị Hậu ở nhóm Hoa Phượng Đỏ thì sẽ thấy. Còn nhớ năm đó tôi và một vài đoàn báo chí tìm tới chị Hậu để lấy thông tin, chị Hậu có phát biểu ý kiến nhưng rất rụt rè và không cho chúng tôi ghi tên thật và chụp ảnh. Thế nhưng giờ đây, sau khi tham gia hoạt động trong nhóm Hoa Phượng Đỏ chúng ta có thể thấy một chị Hậu hoàn toàn khác, đó là khả năng trình bày tự tin trước hội nghị và trong hoạt động chị cũng rất năng động”.
Phát biểu về vấn đề tuyên truyền hình ảnh của người có HIV, bà Trần Thị Nga cho biết: “Trước đây khi báo chí nói tới người có HIV thì chắc chắn sẽ là một hình ảnh không mấy đẹp mắt, như thân hình gầy gò, ốm yếu, chỉ còn da bọc xương… Chúng tôi cho rằng những hình ảnh đó cần được thay đổi. Người có HIV khi chưa chuyển sang giai đoạn AIDS thì vẫn khỏe mạnh như bình thường, vẫn học tập và lao động, vẫn tham gia các hoạt động giúp ích cho cộng đồng. Để minh chứng cho điều này thì chúng tôi đã tổ chức hai buổi triển lãm tranh của hai họa sĩ có HIV và đã rất thành công”.
NGO phải tự khẳng định mình
Một điều được nhiều đại biểu tham dự hội nghị quan tâm là tuy các tổ chức NGO hoạt động rất linh hoạt, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho toàn xã hội, nhưng chủ yếu vẫn “mạnh ai người ấy làm”, chưa có được sự đoàn kết rộng rãi, chưa tạo thành một mạng lưới rộng khắp cả nước để cùng nhau phát triển và phát huy hiệu quả hoạt động.
Phát triển bền vững cũng được nhiều vị đại biểu quan tâm. Một dự án thì thường không thể kéo dài mãi, khi dự án hết thì vấn đề được đặt ra là làm thế nào để hiệu quả và tác dụng của nó vẫn được duy trì. Bà Nguyễn Thu Giang, Giám đốc tổ chức Light trình bày: “Muốn hiệu quả của dự án phát huy có tính lâu dài thì nguồn vốn đầu tư cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng. Ví dụ chúng tôi sẽ dùng tiền tài trợ để mua bao cao su và phát cho người dân, như vậy chúng ta sẽ tạo được thói quen sử dụng bao cao su của mỗi người, đến khi dự án chấm dứt, mọi người vẫn sẽ có ý thức sử dụng bao cao su. Chúng tôi sẽ không sử dụng nguồn vốn để trả lương cao cho các cán bộ cơ sở bởi vì khi hết dự án, nguồn viện trợ chấm dất thì hiệu quả cũng chấm dứt theo”.
Quảng bá thương hiệu NGO được các đại biểu xem là điều cần thiết để các tổ chức nâng cao vị thế của mình. Mặc dù các tổ chức đã hoạt động rất hiệu quả, nhưng vẫn là những “chiến sĩ thầm lặng”. Nhiều tổ chức khi muốn xin tài trợ từ của nước ngoài thường phải nhờ vào những tổ chức, cơ quan của chính phủ vì vẫn chưa có tư cách pháp nhân (chưa có văn phòng, chưa có tài khoản và người làm kế toán…). Các đại biểu đều thống nhất một điểm đó là các NGO phải từng bước làm cho chính phủ hiểu được vai trò của mình thông qua các hoạt động thiết thực có ích cho xã hội.
Tại hội nghị, ông Eamonn Murphy, Giám đốc UNAIDS Việt Nam nhận xét: “Chúng ta cần phải đoàn kết hơn nữa, cùng giúp đỡ lẫn nhau tiến lên để làm được nhiều việc lớn hơn. Tôi mong các NGO của chúng ta mau chóng xây dựng hành động chiến lược trong tương lai. Trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn nhưng những đóng góp của chúng ta cho xã hội là điều không thể chối bỏ”.
Dragon
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00