NCH sinh con: Nhu cầu và thực tế Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Có con là nhu cầu chính đáng của mỗi người... (ảnh minh họa)
Ngày càng nhiều người có HIV (NCH) tìm đến cán bộ tư vấn hỗ trợ tâm lý xã hội cho NCH tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ nhu cầu muốn sinh con, tìm hiểu những dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho NCH, tìm kiếm những thông tin cần thiết cho bản thân mình trước khi có một quyết định quan trọng.
Những người có nhu cầu sinh con đều đưa ra rất nhiều lý do khiến họ mong muốn có con. Có người muốn có con vì không chịu được sức ép từ hai bên gia đình, có người muốn có con để đảm bảo hôn nhân, có người muốn có con vì “ thấy bạn bè có thì cũng muốn có”, có người muốn sinh con để “hưởng thừa kế” của ông bà, có người muốn sinh con để minh chứng sự chung thủy của mình với vợ/chồng… Và tất nhiênm trong số đó có rất nhiều người muốn có con vì bản thân thực sự muốn có.
Khi làm việc với cán bộ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, những NCH có điều kiện để suy nghĩ và trả lời những câu hỏi như:
Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp NCH xác định đó là nhu cầu là của ai để tránh việc có con là “do như cầu của một người khác” như để thỏa mãn nhu cầu của gia đình hay để giải tỏa những áp lực đối với những NCH nhưng chưa công khai tình trạng HIV của mình, hay đó chỉ là một nhu cầu “theo nhóm bạn bè”… và đồng thời nó cũng giúp NCH nhận thức mức độ sẵn sàng thực hiện mong ước và nhu cầu này của chính họ.
Ý kiến chuyên gia
Do số lượng NCH chia sẻ về nhu cầu thực sự muốn có con khá lớn, vì vậy Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) đã tổ chức những buổi tư vấn nhóm cho những cặp vợ chồng có nhu cầu.
Trong quá trình tư vấn, các bác sỹ đều khẳng định: việc sinh con đối với NCH là một điều hoàn toàn có thể khi các cặp vợ chồng đã sẵn sàng về kinh tế, sức khỏe, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng… Theo ý kiến của B.S Trần Quốc Tuấn (BV Đống Đa), với những trường hợp NCH đang sử dụng ARV thì trước khi sinh con hai vợ chồng cần xem xét một số chỉ số lâm sàng như CD4, tải lượng vi rút, nếu CD4 càng cao, tải lượng vi rút càng thấp thì khả năng lây nhiễm sang con càng ít. Các bác sỹ cũng có những hướng dẫn thêm cho trường hợ chỉ có chồng/vợ có HIV và cả hai vợ chồng cùng có HIV.
Việc kết hợp điều trị ARV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khi mang thai và sinh đẻ cũng như những vấn đề liên quan đến điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng được thảo luận khá kỹ. Với những NCH là nữ đang sử dụng thuốc ARV- phác đồ có Enfaviren thì cần trao đổi với bác sỹ điều trị để thay đổi phác đồ điều trị trước khi quyết định có con. Trong quá trình thăm khám định kỳ, nếu NCH mong muốn có con thì cũng trao đổi trực tiếp với bác sỹ điều trị để bác sỹ có những điều chỉnh và hướng dẫn.
Nhiều NCH quan tâm đến việc uống thuốc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con từ tuần thứ 14 hay tuần 28, B.S Đỗ Quan Hà, Trưởng phòng Nghiên cứu và Đào tạo, BV phụ sản TW cho biết: Từ năm 2008, phác đồ điều trị lây truyền mẹ con từ tuần thứ 28 là phác đồ điều trị được khuyến khích sử dụng, bởi vì nếu so sánh với vịệc điều trị từ tuần thứ 14 thì việc điều trị từ tuần thứ 28 cũng đảm bảo hiệu quả và không mất quá nhiều chi phí, người mẹ không phải sử dụng quá nhiều thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho NCH
Nhiều NCH bày tỏ lo lắng về việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho NCH hiện nay. Những NCH cho biết họ không biết tìm đến đâu để được hỗ trợ, quy trình hỗ trợ ra sao, chi phí như thế nào, thái độ của bác sỹ. Đặc biệt có một số NCH đang tham gia hỗ trợ những chị em đồng đẳng còn chia sẻ thêm rằng khi đưa chị em đến tháng sinh vào một số bệnh viện lớn ở Hà Nội thì gặp phải khó khăn là các sỹ yêu cầu ký cam kết đồng ý thắt ống dẫn trứng (triệt sản) trước khi mổ đẻ. Trao đổi về vấn đề này, bác sỹ Hà chia sẻ, nếu NCH tìm đến phòng khám sản chung của những bệnh viện lớn thì sẽ gặp khó khăn vì tại các phòng khám này luôn trong trình trạng quá tải, hơn nữa việc cung cấp dịch vụ cho NCH tại các phòng khám này còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy NCH có nhu cầu tiếp cận dịch vụ tại bệnh viện phụ sản có thể tìm đến phòng tư vấn trước, lập hồ sơ tại phòng tư vấn, sau đó sẽ được chăm sóc, điều trị theo quy định của bệnh viện.
Về việc ký cam kết trước khi mổ đẻ, lời khuyên của các bác sỹ chuyên khoa là bệnh nhân cần phải bình tĩnh đọc kỹ cam kết trước khi mổ. Nếu bệnh nhân không đồng ý với việc thắt ống dẫn trứng thì không viết câu đó vào cam kết. Không có sự ràng buộc giữa việc ký cam kết trước khi mổ với việc bắt buộc phải đồng ý thắt ống dẫn trứng khi chưa có sự đồng ý của NCH.
Nghiên cứu về Nhu cầu và Quyền sức khỏe tình dục và sinh sản của NCH ở Việt Nam do Viện nghiên cứu phát triển Xã hội triển khai thực hiện vào tháng 3/2009.
Trong 2598 NCH tại 22 tỉnh, thành phố tham gia vào nghiên cứu, có 499 người(19,2%) trả lời muốn có con hoặc muốn có thêm con. Và kể từ khi biết mình có HIV có 438(16,9%) đã mang thai hoặc làm người khác mang thai.
Có trên 300 người là bạn đời hoặc bạn tình không có HIV của NCH tham gia vào nghiên cứu, trong đó gần 24% cho biết mình muốn có con hoặc có thêm con, trên 20% trả lời dự định sẽ có con hoặc có thêm con với người bạn đời có HIV. |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00