Một số vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh họa
Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng; nó không chỉ là những bài thuốc nhằm giúp người bệnh chống đỡ với bệnh tật, phòng ngừa các biến chứng, mà còn là liều thuốc tinh thần động viên người có HIV tự tin hơn vào cuộc sống. Tâm sự bạn trẻ xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết trên trang Khám phá, nhằm giúp các bạn có thêm thông tin khoa học về chăm sóc người nhiễm HIV.
Lâm sàng loại B: Nhiễm nấm candida họng, âm hộ, âm đạo tái phát nhiều lần, ít đáp ứng với điều trị; bạch sản dạng lông ở miệng; u mạch do vi khuẩn; loạn sản cổ tử cung hoặc ung thư tế bào gai tại chỗ; zona tái phát; xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch; viêm tiểu khung, đặc biệt là áp-xe vòi trứng, buồng trứng; và các triệu chứng toàn thân (sốt trên 38oC, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng nhưng chưa sút trên 10% trọng lượng cơ thể).
Lâm sàng loại C: Bao gồm các nhiễm trùng cơ hội là các bệnh lý chỉ điểm cho xác định AIDS: số lượng CD4 <200mm3 máu; nhiễm nấm candida ở thực quản, phổi; ung thư xâm nhập cổ tử cung; nhiễm nấm cryptococcus ngoài phổi; bệnh não do HIV; nhiễm éc-pét lan rộng; sác-côm kaposi; viêm phổi do P.carinii; nhiễm M.avium và M.kansii; hội chứng gầy mòn suy kiệt.
Ðiều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm HIV
Trước hết phải tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể của người nhiễn HIV (+) là cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm. Sau đó thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Nếu tổn thương không làm xây xát da thì không cần điều trị mà chỉ cần rửa sạch da.
Ðánh giá mức độ phơi nhiễm và xử trí vết thương tại chỗ:
Trường hợp bị kim đâm, cần phải xác định vị trí tổn thương, xem kích thước vết kim đâm (nếu to và rỗng thì nguy cơ lây nhiễm cao), xem độ sâu, và có nhìn thấy chảy máu khi bị đâm kim không?
Nếu là vết thương do dao mổ, do ống nghiệm đựng máu, chất dịch của bệnh nhân nhiễm HIV bị vỡ đâm vào da cần xác định độ sâu và kích thước của vết thương. Nếu da và niêm mạc bị tổn thương từ trước như bệnh chàm, bỏng hoặc vết loét từ trước, hoặc tổn thương niêm mạc mắt, mũi, họng... đều có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV.
Tùy từng trường hợp có thể áp dụng cách xử trí khác nhau
Ðối với da, có thể rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng dung dịch dakin hoặc nước javel pha loãng 1/10 hoặc cồn 70o, để tiếp xúc với tổn thương ít nhất là 5 phút.
Ðối với mắt: rửa mắt bằng nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương, sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút.
Với miệng và mũi: rửa mũi bằng nước cất, xúc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương.
Sau khi xử lý tại chỗ phải tiến hành điều trị dự phòng. Thời gian bắt đầu điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2-3 giờ sau khi xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày. Nếu tổn thương chỉ xây xước da không có chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp hai loại thuốc trong 1 tháng theo hướng dẫn trên. Nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì cần phải phối hợp 3 loại thuốc trong 1 tháng theo hướng dẫn trên.
Phòng lây nhiễm HIV qua sinh hoạt hàng ngày
Người nhà bệnh nhân cần biết cách đề phòng nhiễm HIV khi chung sống với người nhiễm HIV. Về nguyên tắc, cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.
- Băng kín các vết thương xuất tiết.
- Nếu người bệnh bị chảy máu cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần phải mang găng tay, nếu không có găng có thể dùng túi ni-lông hoặc dùng giấy. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng.
- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni-lông khi mang các đồ bẩn.
- Giữ giường chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
- Khi giặt áo quần hoặc ga trải giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần ngâm bằng nước javel trong 20 phút rồi đi găng để giặt; giặt riêng rẽ đồ dùng của người nhiễm với các quần áo khác của mọi người trong gia đình; giặt bằng xà phòng, vắt phơi khô và là như bình thường.
BS. Nguyễn Duy Hưng (viện Da liễu Việt Nam)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00