Giao diện tiếp cận

Một ngày ở viện Nhi Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Làm cha mẹ, ai cũng mong con cái mình khỏe mạnh (ảnh minh họa)

Tôi trở lại Viện Nhi TW lần này là lần thứ 6. Tiếp xúc với các em nhỏ và bố mẹ các em, tôi không cầm lòng được. Chỉ là ghi lại những gì được chứng kiến để hiểu sâu sắc hơn một điều, bố mẹ nào cũng thế, dù nhiễm HIV hay khoẻ mạnh thì với họ, những đứa con vẫn luôn là quà tặng vô giá của cuộc đời.

Tôi được tạo điều kiện tiếp xúc khá nhiều với các em bé và bố mẹ các em trong phòng điều trị cho trẻ nhiễm HIV tại bệnh viện Nhi TW, và vì thế, ngoài nỗi day dứt trước hình ảnh những thân hình nhỏ bé nhưng đang phải oằn lưng gánh trên vai nỗi đau bệnh tật, tôi cũng suy nghĩ thật nhiều về những ông bố, bà mẹ còn rất trẻ, hàng ngày cũng đang vật lộn với trăm công nghìn việc để chăm sóc con tại phòng điều trị.

Tấm lòng của mẹ

Đã đến phòng điều trị của Viện Nhi rất nhiều lần, nhưng lần nào trong tôi cũng ngập tràn thật nhiều cảm xúc. Cứ mỗi tuần, phòng bệnh lại đón thêm các em nhỏ nhập viện. Hầu hết, bố mẹ các em đều làm nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc đưa con lên Hà Nội chữa trị là cả một cố gắng lớn. Chị H quê ở Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội, đang tất bật giặt giũ quần áo và pha sữa cho bé T (3 tuổi) đang nằm tại phòng. Sau 9 rưỡi sáng, chị giao bé cho bố để ra cổng bệnh viện rửa bát cho một hàng ăn.

Hồi đó, khi thấy con mỗi ngày một ốm, sút cân mà không tìm ra nguyên nhân, vợ chồng chị vay mượn được 3 triệu đưa con lên viện nhi khám mới hay con bị nhiễm HIV. Anh trách chị, chị trách anh ham chơi làm khổ vợ con, rồi anh bỏ nhà ra đi không lời nhắn gửi. Vậy là không đành đưa con về nhà chờ chết, còn nước còn tát, chị quyết tâm cho con đi điều trị. Nhưng cháu cần điều trị trong thời gian dài chứ không phải ngày một, ngày hai, mà số tiền vay được quá ít ỏi, thế là chị lân la ra các cửa hàng cơm, cửa hàng tạp hoá gần bệnh viện, hỏi xem ai có việc gì thuê thì làm, miễn là hàng ngày có được mấy đồng mua cháo cho con.

Ở nơi đất chật, người đông, không trình độ như chị, tìm việc đâu phải dễ dàng. Phải lân la mất một tuần, chị mới tìm được chân rửa bát tạm bợ tại quán ăn gần cổng bệnh viện. Ngày đầu tiên, chị gửi con cho phòng chăm sóc, ngày thứ hai anh xuất hiện, ôm con cho chị đi làm. Cứ thế, 10 giờ sáng chị lại tất bật ra dọn dẹp ở quán, 2 giờ chiều lại tất tả về phòng xem con thế nào và mang đồ ăn cho hai bố con, rồi lại ra làm việc đến 10 giờ đêm. Thương hoàn cảnh chị, chủ cho chị ngủ lại quán. Gọi là ngủ ở quán nhưng không có giường chiếu, chị phải kê ghế lại ngủ. Nhưng thế cũng đã là tốt hơn nhiều so với những người bơ vơ ngoài đường vì bệnh viện không cho 2 người nhà cùng ở lại qua đêm trong phòng điều trị. Cứ 5 giờ sáng, khi cổng bệnh viện vừa mở, chị lại lật đật vào thăm con. “Cũng may là cửa hàng không làm bữa sáng, chứ không thì nhớ con cũng phải chịu. Mình làm ở đây cũng chỉ là thời vụ, được ngày nào hay ngày ấy để lấy tiền mua thêm sữa cho con thôi”, chị H nhìn xa xăm.
 

Nhiều người mẹ đã không quản vất vả hi sinh tất cả cho con (ảnh minh họa)

Đa số các ông bố, bà mẹ ở đây, ngoài tâm trạng lo lắng thấp thỏm về sức khoẻ của con, còn gánh trên vai nỗi lo cơm áo gạo tiền. Hai vợ chồng chăm con, tiền ăn, tiền sinh hoạt mỗi ngày cũng đến 50, 70 nghìn đồng. Lấy đâu tiền để duy trì khi con nằm hàng tháng trời ở đây? Suốt ngày ngồi trong phòng bệnh, nhìn con nheo nhóc mãi cũng phát rầu rĩ, dằn vặt, mệt mỏi. Vậy là nhiều người đi tìm việc, không quản nhọc nhằn đeo bám, chỉ mong sao con mình có thêm sữa uống. Nhưng đi tìm việc đâu dễ dàng với những người như họ. Lại thêm việc phải luôn dấu diếm vì nếu biết là người có H, ai dám nhận họ vào làm... Vậy nên tìm được một công việc, dù là việc làm thời vụ đối với họ cũng khó như dò kim đáy biển.

Nỗi lòng của cha

Cũng giống như chị H, khi phát hiện con mình bị nhiễm HIV, hai vợ chồng anh Phạm Văn X (Nam Định) phải giấu diếm hàng xóm, gia đình đưa con lên viện nhi. Anh X may mắn hơn mọi người trong phòng khi có chỗ ăn, chỗ ngủ và chỗ làm. Trước đây, anh làm thợ xây với anh em cùng làng, nay biết anh lên chăm con nằm viện, họ cho anh về nấu nướng, phục vụ tại công trường, thế là anh vừa có chỗ ăn, chỗ ngủ, lại có thời gian lên thăm vợ con. Chiều chiều, anh đạp xe từ Định Công lên Viện Nhi hơn chục cây số, đưa cơm cho vợ rồi mang quần áo về giặt giũ. 9 giờ tối, anh lại lóc cóc đạp xe về. “Vất vả một chút cũng chẳng sao, chỉ mong con nhanh khoẻ”, anh X rơm rớm nước mắt.
 
Con cái khoẻ mạnh luôn là mơ ước của bất cứ người cha, người mẹ nào (ảnh minh họa)

Biết con bị nhiễm HIV, vợ chồng anh T, chị V quê ở Bắc Giang đưa con lên viện nhi điều trị, chị chăm con còn anh chạy xe ôm. Có chiếc xe dream Trung Quốc cũ, anh gia nhập hàng ngũ chạy xe ôm trước cổng bệnh viện. Ban đầu, anh bị đuổi đánh vì tranh đón khách, nhưng bây giờ, lúc nào anh cũng có khách. Anh đến từng phòng hỏi han, nếu có ai việc phải ra ngoài, gọi anh, anh sẽ đưa đi với giả rẻ. Hành trình làm xe ôm của anh cũng rất gian nan vì chưa thông tỏ các ngõ ngách đường phố Hà Nội. Tuy vậy, mỗi ngày anh cũng kiếm được từ 70 đến 100 nghìn đồng. “Gọi là giúp đỡ người nhà bệnh nhân như mình thôi, nhiều người ra ngoài đi xe ôm bị chém với giá cắt cổ”. Anh chia sẻ và tự hào nói thêm, “Mình đã chỉ giúp cho 5 gia đình làm thủ tục nhập viện đấy. Người nhà quê lên Hà Nội, không biết thủ tục gì, chạy đi nhập viện thật khổ sở, thông qua bọn cò phải mất ngót trăm ngàn, khổ lắm”.

Hy vọng vào ngày mai

Vất vả, gian khổ, khó khăn, thiếu thốn trong tình trạng sức khoẻ yếu, nhưng những ông bố, bà mẹ này vẫn đang gắng hết sức lo lắng cho con trong phòng bệnh. Họ giành tất cả sức lực, tình thương của mình những mong ngày mai con khoẻ mạnh. Sức khoẻ yếu, họ không được điều trị nhưng điều làm họ day dứt nhiều nhất vẫn là “đời bố mẹ đã coi như bỏ, nhưng con cái có tội gì đâu mà lại khổ thế này”, như lời anh T tâm sự. Nhìn bé Q. T, con của anh T, chị V đang mải mê nắm tay mẹ tập đếm số mới thấy nỗi lòng vô cùng xót xa của họ. Q. T năm nay vào lớp 1, mới đi học được 1 tuần thì bé phải vào viện gấp để truyền dịch. Q. T cứ luôn miệng hỏi, “Cô ơi! Cô là nhà báo à? Cô ơi! Tại sao cô lại đeo kính? Cháu cũng ước được làm nhà báo như cô”. Cả phòng quay đi, mắt ai cũng đỏ hoe. Q. T đang bước vào giai đoạn cuối của căn bệnh, nhưng vì còn quá nhỏ, chưa hiểu hế được những gì đang đến với mình, em vẫn cười rất nhiều, nói chuyện bi bô cả ngày trong cái nhìn đau lòng, thương xót của những người lớn xung quanh.

Ngày nào cũng thế, những người cha, người mẹ trong phòng khi thì ôm con, khi thì pha sữa tất bật. Vì con, họ chấp nhận tất cả, chỉ mong một ngày con sớm được ra viện, sớm trở lại với cuộc sống bình thường. Gánh nặng bệnh tật và cuộc mưu sinh đang đè nặng lên vai họ, nhưng hy vọng về một ngày con được ra viện vẫn luôn là niềm tin để những con người bất hạnh này hướng về ngày mới.

Linh Mai

Lượt xem: 1057

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 11
Lượt truy cập: 36429663

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik