Giao diện tiếp cận

Một góc nhìn về nhân phẩm của người có HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Một góc nhìn về nhân phẩm của người có HIV

Ngày nay, mặc dù luật pháp đã có quy định cấm phân biệt đối xử với người có HIV thì xã hội vẫn nhìn nhận HIV như một điều gì đó đáng xấu hổ, đáng lên án và coi thường nhân phẩm của những người không may mắc phải. Ít ai biết được rằng, HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải và bình thường và người bị nhiễm HIV cũng do cũng có trăm nẻo con đường, không phải ai cũng xấu.

Từ một tai nạn không đáng có

Anh Hoàng Văn Tỵ (thành phố Hải Dương) biết mình bị HIV khi vừa sinh đứa con gái đầu lòng tròn 3 ngày tuổi. Lên bệnh viện tỉnh chăm sóc vợ sinh cũng là lúc điều nghiệt ngã đến với anh. Đau đớn và căm giận vì anh chưa một lần phản bội vợ con, dù trước kia anh có đi hết trong Nam ngoài Bắc.

Giai đoạn này anh hay bị ho và ốm yếu. Hơn một năm nay, anh không dám làm những công việc nặng nhọc. Đợt chị sinh, anh đi xét nghiệm mới biết mình bị nhiễm HIV. Một tháng sau, vợ anh cũng biết mình bị nhiễm HIV. Còn đứa con, anh chị không dám đưa nó đi làm xét nghiệm.

Cách đây 3 năm, khi anh là một thanh niên mới 18 tuổi. Có người chú họ trên thành phố bị nghiện nhưng gia đình quyết tâm cho cai tại nhà. Lên chăm sóc, trong một lần thấy chú cầm kim tiêm chích vào đùi vì lên cơn, anh lao vào giằng lấy chẳng may kim tiêm chích vào tay. Anh cũng không nghĩ rằng, sau 2 năm chăm chú về, mình lại mang mầm bệnh của chú.

Vợ chồng anh giấu diếm bố mẹ và hàng xóm, xin ra ở riêng để nuôi con. Mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở đầu ngõ, hàng ngày anh ngồi sửa và bơm xe đạp, xe máy còn chị chạy hàng, cuộc sống cũng khá vất vả. Tiền mua sữa cho con chiếm phần lớn số tiền hàng tháng anh chị kiếm được vì chị không dám cho con bú. “Con người ta được bú mẹ, con mình phải lớn lên bằng sữa đi xin về hoặc mua lấy”. Chị Hà Thị My, vợ anh tâm sự.

Bây giờ, đứa con gái của anh chị đã được 4 tuổi, anh đang được điều trị để giảm sự nhân lên của vi rút bằng thuốc ARV, còn chị vẫn ngày chăm sóc anh, ngày chạy chợ kiếm tiền và thỉnh thoảng lại lên Viện Nhi Trung ương để được tư vấn, làm hồ sơ điều trị cho con. “Vì chồng, vì con mình phải cố gắng thôi. Giấu diếm bệnh tật làm mình cũng mệt mỏi lắm nhưng nếu biết vợ chồng tôi bị nhiễm HIV, ở quê không ai dám đến nhà chơi nữa. Còn con bé, nó sẽ chơi với ai?”. Chị My rơm rớm nước mắt.

Một sự thật không thể phủ nhận đâu đó trong xã hội Việt Nam nếu biết ai đó bị nhiễm HIV, nhiều người còn xa lánh, hắt hủi. Họ nghĩ rằng, người bị HIV là người xấu, là thành phần cặn bã trong xã hội, không ăn chơi lêu lổng thì cũng nghiện ngập, mại dâm. Nhưng ít ai biết HIV/AIDS cũng là bệnh như bao bệnh khác, mắc phải nó, người ta cần sự cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu của người khác hơn lúc nào hết.

Cuộc sống khắc nghiệt khi công khai bị HIV

Thật đau đớn biết bao khi hàng xóm nhìn mình với con mắt coi thường và khinh bỉ chỉ vì mình bị nhiễm HIV. Cách đây 6 tháng, anh Hoàng  Kế Thìn (Từ Liêm, Hà Nội) đã bị nhiễm HIV trong một lần truy đuổi tội phạm. Anh là dân phòng của xã, giúp tổ công an của huyện triệt phá đường dây buôn bán ma tuý. Trong lúc phá án, anh là một trong hai người không may dẵm phải bơm kim tiêm. Một thời gian sau đi hiến máu tình nguyện thì anh biết mình bị HIV. Lúc đó, anh mới 39 tuổi, chưa có gia đình.

Người có HIV rất khó khăn khi phải tạo lập cuộc sống

Từ khi biết anh bị HIV, hàng xóm quay trở lại nhìn anh với cái nhìn khác hẳn. Bạn bè cũng xa lánh và coi thường anh. Anh về trông nom cửa hàng bán đồ thể thao gần chợ nhưng không ai mua vì sợ lây nhiễm. Trước đây, người ta kính nể anh bao nhiêu, giờ người ta lại coi thường anh bấy nhiêu. Hàng xóm đồn thổi nhau “ai biết được nhiễm HIV do dẫm phải bơm kim tiêm hay là đi gái rồi lấy lý do biện hộ”. “Bị HIV thì chỉ do ăn chơi trác táng thôi, sướng quá hoá rồ”… Không có anh - lao động chính trong nhà vì bố mẹ đã về hưu - kinh tế gia đình anh khó khăn hơn gấp bội phần. Đã vậy, gia đình anh còn bị coi thường và khinh bỉ. “Nhà mình ở trước sân vận động của xã, chiều nào mọi người cũng nhìn vào chỉ trỏ nhà mình có mầm bệnh, rồi tránh xa. Họ hàng không ai dám đến gần, giỗ chạp cũng phải bỏ vì không ai ăn”. Anh tâm sự. Bờ tường sạch đẹp của nhà anh chi chít chữ “Thìn HIV”, “nhà chết”, “tệ nạn”, “đạo đức vứt cho chó gặm”..., nay sơn sạch, mai người ta lại viết. Anh không thể gần ai được vì nếu anh vào nhà người ta chơi, ai cũng len lén sợ sệt và đề phòng như anh là kẻ gian, là người truyền bệnh. Từ người chính trực và ngay thẳng, anh trở thành kẻ hư hỏng, bị mọi người tránh xa.

Nhiễm HIV, tinh thần của đa số người đều rất kiệt quệ và suy sụp. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm HIV cũng xấu mà chúng ta dễ dàng đánh đồng HIV là tệ nạn. Có nhiều bác sĩ bị phơi nhiễm khi chăm sóc người bệnh, có người bị trả thù, người bị lây nhiễm khi truy đuổi tội phạm, người lây từ chồng/ vợ…, hàng trăm lý do dẫn đến bị HIV. Có thể, HIV luôn gắn với nhiều tệ nạn, nhưng những nạn nhân của HIV là đa số và chúng ta không có quyền coi thường họ. “Người nhiễm HIV mang bệnh chứ không mang tội. Chúng ta không có quyền coi thường nhân phẩm của họ”. Nguyễn Thị Thắm, Phóng viên Báo Công an nhân dân chia sẻ.

Nếu chúng ta coi thường nhân phẩm, xa lánh và hắt hủi, người có HIV sẽ cảm thấy cuộc đời thật khắc nghiệt và không hoà đồng với xã hội, tìm lại cuộc sống được. “Người nhiễm HIV bản chất là tốt, có người là nạn nhân, có người do lỗi lầm thời trẻ. Nhưng phải thừa nhận rằng, họ có nghị lực và sức sống phi thường khi đang tự vươn lên hoà nhập cuộc sống. Đó là điều đáng trân trọng và chúng ta không nên cướp đi cái quyền sống ấy của họ”. Sư thầy Thích Đàm Nhã, tư vấn viên về HIV tại chùa Linh Ứng - Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội tâm sự.

Cần một cái nhìn cảm thông

Có rất nhiều lý do để người đời nhìn người có HIV bằng con mắt không tốt đẹp. Người nhiễm HIV ở Việt Nam ít nhiều gắn với những tệ nạn như mại dâm, ma tuý và những tệ nạn xã hội khác nên càng làm cho người đời đánh đồng và nhìn họ với con mắt khác thường. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm HIV cũng xấu mà chỉ do vô tình, do bất cẩn, do vô vàn lý do có tên và không tên khác mà phải gánh trên lưng bệnh bị người đời xa lánh, hắt hủi.
 
Người có HIV cần được chia sẻ, cảm thông của cộng đồng

HIV cũng giống như hàng trăm bệnh khác mà con người gặp phải, huỷ hoại sức khoẻ và tinh thần. Chúng ta cần nhiều hơn sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu của xã hội để người có HIV tự tin, hoà nhập cuộc sống. Nói như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nhật An - Trưởng khoa Lây truyền bệnh viện Nhi TW thì “Nhiễm HIV cũng tuỳ đối tượng và tuỳ từng người. Đa phần, họ là những người bình thường, có đạo đức tốt, vì không may mới bị nhiễm HIV…”. Một cái nhìn công bằng hơn với người không may nhiễm HIV có lẽ là mong mỏi của nhiều người..

L. M

Lượt xem: 994

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 17
Lượt truy cập: 36399155

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik