Mối tình ngang trái của hai anh em ruột Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Hai anh em - hai vợ chồng Patrick Stuebing và Susan Karolewski. (Ảnh: BBC).
Năm 2000, Patrick Stuebing trở lại thành phố Leipzig (Đức) tìm lại mẹ ruột của mình sau hơn 2 chục năm lưu lạc. Đó cũng là lần đầu tiên anh gặp em gái Susan Karolewski - khi ấy mới chỉ là cô bé 15 tuổi. Tình yêu sét đánh ập đến. Một năm sau, họ quyết định chung sống như vợ chồng.
6 năm chung sống bên nhau trong căn hộ nhỏ ở ngoại ô thành phố Leipzig quả không phải thời gian êm ả chút nào đối với hai anh em Patrick Stuebing và Susan Karolewski. Cuộc sống của họ bị can thiệp “thô bạo” bởi tòa án, chính quyền và những lời lẽ đàm tiếu.
Patrick và Susan đã có với nhau 4 mặt con, nhưng cả 3 cậu con đầu lòng đều đã bị chính quyền thành phố tách xa khỏi bố mẹ đẻ, hiện đang sống với bố mẹ nuôi. Chỉ còn cô con gái út Sofia còn may mắn được ở lại.
Ở Đức, việc anh em cùng huyết thống sinh con đẻ cái với nhau bị xếp vào tội loạn luân. Bản thân Patrick Stuebing cũng đã từng chịu án 2 năm tù giam sau khi bị tòa án Leipzig kết tội, và hiện vẫn đang chờ đợi trả án thêm 1 khoảng thời gian nữa nếu như người ta kiên quyết không hủy bỏ điều 173 trong bộ luật Đức.
Luật sư đại diện Endrik Wilhelm đã gửi đơn kháng án lên Tòa án Hiến pháp liên bang ở Karlsruhe - cơ quan xét xử tối cao của Đức - với hy vọng nhà nước bãi bỏ lệnh cấm anh em cùng huyết thống yêu và lấy nhau.
“Bộ luật hình sự Đức được viết từ năm 1871 có quy định rằng: người có quan hệ ruột thịt mà sinh hoạt với nhau như vợ chồng có thể bị khép tội và chịu án 3 năm tù giam. Luật này đã quá lạc hậu, nếu không muốn nói là vi phạm nhân quyền”.
“Nghiên cứu cho thấy người có họ gần sinh con đẻ cái với nhau rất có khả năng sinh ra những quái thai dị dạng. Hơn nữa, khi những đứa trẻ này trưởng thành và cưới chồng/vợ, con cái của chúng có 50% nguy cơ bị tật nguyền” - Giáo sư Juergen Kunze, chuyên viên nghiên cứu gen thuộc bệnh viện Charite ở Berlin cho biết.
Còn với Patrick và Susan, hơn bao giờ hết họ sát cánh bên nhau chống lại ép buộc khiên cưỡng của luật pháp.
Cứ nhìn thì biết, 4 đứa con chúng tôi đâu có đứa nào bị tật nguyền. Bé Eric đầu lòng có mắc chứng động kinh thật, nhưng đó là vì bé bị sinh non trước 2 tháng” - anh thợ sửa khóa Patrick phân trần.
“Chúng tôi chỉ có ước nguyện rất đơn giản là được chung sống như 1 gia đình. Chỉ mong chính quyền và tòa án để vợ chồng con cái được đoàn tụ yên thân” - cô vợ Susan giãi bày bằng giọng phẫn nộ.
Để chứng tỏ tình yêu thành thực, năm 2004 Patrick đã tự nguyện đi cắt ống dẫn tinh.
Đơn kháng án sẽ được đem xem xét ra trước tòa trong vài tháng tới. Theo luật sư Wilhelm: “Nhiều chuyên gia luật pháp nói rằng chúng tôi có cơ hội thắng. Cái gọi là “tội loạn luân” được xây dựng trên những quan niệm đạo đức lỗi thời. Luật này đã bị hủy bỏ ở Pháp và đã đến lúc Đức phải bắt kịp sự tiến bộ này”.
Thùy Vân (BBC)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Vợ chồng Ấn Độ kiện con trai và con dâu vì không sinh cháu Thứ Ba, 17/05/2022, 17:00
- Nỗi khổ của thanh niên 30 tuổi đi hiến tinh trùng khắp thế giới Thứ Sáu, 13/05/2022, 10:00
- Cặp vợ chồng ở Nhật cứ 3 năm ly hôn một lần Thứ Sáu, 29/04/2022, 09:00
- Người mẹ 5 con mỗi năm chỉ đi chợ 2 lần Thứ Sáu, 04/03/2022, 11:00
- Một người đàn ông dương tính với Covid-19 tới 78 lần Thứ Ba, 22/02/2022, 15:00
- Người mẹ 54 tuổi mang thai giúp con gái không có tử cung Thứ Ba, 08/02/2022, 15:00
- Người phụ nữ tìm được con ruột dù chưa từng mang thai Thứ Tư, 26/01/2022, 16:00
- Căn bệnh lạ khiến người phụ nữ lăn ra ngủ bất cứ khi nào cô ấy cười Thứ Ba, 04/01/2022, 16:00
- Cặp song sinh chào đời vào hai năm khác nhau 2021 và 2022 Thứ Ba, 04/01/2022, 15:00
- Nhau thai bị sót trong tử cung tận 1 tháng sau sinh Thứ Ba, 19/10/2021, 14:09