Máy nhắc uống thuốc cho bệnh nhân HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Theo báo cáo đăng trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng (journal Clinical Infectious Diseases), ấn phẩm ra ngày 15/9 của các chuyên gia nghiên cứu, thiết bị mới được gọi là "Jerry" này được rất nhiều người sử dụng.
Đây là một thiết bị cầm tay được lập trình sẵn giúp người bệnh thoát khỏi việc phải nhớ hàng tá thuốc uống mỗi ngày cũng như nhắc nhở uống thuốc đúng giờ. Với thiết bị mới, các bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là những người có dấu hiệu tổn thương nhẹ trí nhớ sẽ thu được nhiều lợi ích từ thiết bị này.
Jerry giống như một chiếc đồng hồ báo thức, tên gọi chính thức của nó phải là Hệ thống hỗ trợ quản lý bệnh trạng (Disease Management Assistance System - DMAS) do hãng Adherence Technologies sản xuất. Máy có báo đèn và nhắc nhở người bệnh mỗi lúc uống thuốc và các loại thuốc cần uống. DMAS có thể xạc pin và chỉ nặng chừng chiếc điện thoại di động. Chương trình được lập sẵn trong máy giúp theo dõi việc chấp hành phác đồ điều trị của bệnh nhân ra sao, trên cơ sở đó, các bác sĩ có thể tải thông tin về và có được báo cáo về tình hình điều trị của bệnh nhân.
Bác sĩ Adriana Andrade, giáo sư tại Khoa Bệnh truyề nhiễm, đại học Johns Hopkins nói: "Một trong những lý do cơ bản khiến người nhiễm HIV quên uống thuốc chính là những tổn thương trí nhớ nhẹ do virus HIV gây ra. Chúng tôi hy vọng thiết bị nhắc nhở điều trị bằng giọng nói gần gũi, thân thương này sẽ là một giải pháp khả thi giảm bớt đáng kể tình trạng đó".
Theo ông Andrade, với những bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ kết hợp hàng loạt thuốc như phương pháp antiretroviral hoạt tính cao (HAART), tuân thủ quá trình điều trị hết sức khó khăn. Chỉ cần quên uống thuốc vài lần thôi tỉ lệ kháng thuốc trong nhóm đối tượng này sẽ tăng rất nhanh.
Ông Andrade nói: "Hiện nay, trung bình mỗi ngày một lần, bệnh nhân HIV đều phải uống 2 viên thuốc, rõ ràng so với vài năm trước đây, khi người bệnh phải đưa vào cơ thể hàng tá thuốc mỗi tuần, đây đã là lượng thuốc rất nhỏ rồi. Tuy nhiên, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh phải tuân thủ phác đồ một cách trung thực, tự giác vì virus HIV có khả năng kháng thuốc nhanh chóng và dễ dàng hơn tất thảy các virus gây bệnh truyền nhiễm khác".
Một điều trớ trêu là trong khi bệnh nhân nhiễm HIV buộc phải nhớ chính xác và đều đặn giờ giấc cũng như loại thuốc uống thì họ lại thường bị tổn thương trí nhớ.
Ông Andrade còn cho biết thêm về quá trình nghiên cứu của mình và các cộng sự, ông nói: "Chúng tôi đã tập trung các bệnh nhân bao gồm cả những người có trí nhớ bình thường và những người có trí nhớ bị tổn thương trong nghiên cứu của mình. Kết quả cho thấy, cả hai nhóm này đều uống thuốc đều đặn hơn khi có Jerry, đặc biệt, với những bệnh nhân bị tổn thương não thì hiệu quả tỏ ra rõ rệt trông thấy".
Đã có 58/64 bệnh nhân hoàn thành thời gian nghiên cứu trong 4 tháng. Một nửa số này có dùng Jerry và tham gia các buổi tư vấn trong khi nhóm còn lại chỉ tham gia xin tư vấn thôi. Với những đối tượng dùng Jerry, có tới 80% thời gian tham gia thí nghiệm nhớ dùng đều đặn thuốc trong khi nhóm đối chứng chỉ có 65%.
Còn trong 31 bệnh nhân bị tổn thương trí nhớ, những người dùng Jerry có 77% thời gian dùng thuốc, còn những người không dùng chỉ có 57% nhớ tới thuốc. Lưu ý là có tới 20% khác giữa việc dùng và không dùng trong nhóm đối tượng đang xét này. Tuy nhiên, với nhóm có trí nhớ hoạt động bình thường thì mặc dù những người dùng Jerry có uống thuốc đều đặn hơn nhưng lại không không thể hiện bất cứ một khác biệt nào so với nhóm đối chứng trong nghiên cứu.
Bởi lẽ sau nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân đều được làm các xét nghiệm lượng virus có trong huyết thanh nhằm đo lượng virus HIV trong máu. Các xét nghiệm cho thấy, không có khác biệt đáng kể nào trong tác dụng làm giảm lượng virus HIV ở 2 nhóm dùng và không dùng Jerry.
Ông Andrade nói: "Tôi hy vọng các thiết bị khác kiểu như DMAS sẽ được định giá lại trong những nghiên cứu tương tự, cần chú ý thêm cách kết hợp giữa ĐTDĐ và đồng hồ báo thức.
Đỗ Dương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00