''Lời nói dối chân thành'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đôi khi nói dối là vỏ ốc mang lại hạnh phúc
Đó là tên một bộ phim Mỹ tôi xem hồi bé. Nội dung phim kể về một anh chàng làm điệp viên mà không cho ai biết (kể cả vợ mình). Chú ý vì tựa đề nghe đã lạ, đã “nói dối” thì làm sao còn “chân thành” được nữa.
Hồi đó tôi vẫn quan niệm, cái gì đúng là đúng, sai là sai, không thể có chuyện nhập nhằng như vậy được. Nói dối là không tốt và có một thời gian tôi cố gắng để không nói dối, cái gì cũng thật 100%. Tuy mang lại không ít phiền toái nhưng tôi tự nghĩ, mình đang tự hoàn thiện.
Lớn lên, đọc nhiều câu chuyện, dần dà tôi thấy mình lung lay niềm tin đó. Trong bộ truyện “người X” có đoạn một người chứng kiến em gái mình đang hấp hối, cô bé hỏi “Có thiên đường không anh?”, người anh là một người theo chủ nghĩa vô thần, cay đắng nói rằng: “Chết là hết em ạ, không có thiên đường đâu em”. Cô bé thẫn thờ rơi nước mắt rồi ra đi. Nhiều năm sau đó, hối hận vì những gì đã nói ngày hôm ấy, chàng trai quyết định trở thành mục sư, để suốt đời nói với mọi người điều anh đã không thể nói được với em gái mình.
Một chuyện có thật khác kể về người mẹ chờ con đánh cá về trong đêm giông bão, bà đang bị bệnh rất nặng, phải chuyển vào bệnh viện để các bác sĩ theo dõi. Nhân vật “tôi” trong đó cũng trung thành với quan niệm “nói thật” của mình, anh kể cho bà mẹ nghe về tình hình bên ngoài, giông bão ra sao, các đoàn thuyền bị kẹt lại thế nào và con trai bà có thể không bao giờ về nữa. Những lời nói ấy như lưỡi dao chấm dứt cuộc sống người mẹ già, các bác sĩ đã không kịp ngăn anh lại. Sau này, người con trai trở về, không trách cứ gì người đó, nhưng cảnh anh ta khóc nức nở bên mộ mẹ khiến “tôi” bị ám ảnh suốt đời.
“Kẻ tồi tệ hơn một kẻ nói dối là kẻ không biết nói dối khi cần”.
Tất nhiên, mỗi người phải tự biết phân biệt đâu là lời nói dối chân thành với tính lẻo mép và khoác lác. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau, đối với những người khác nhau ta sẽ hành xử khác nhau. Điều này phụ thuộc vào trải nghiệm, tính cách, và độ trưởng thành của mỗi người.
Lời nói vốn không quan trọng, quan trọng là lời nói chất chứa được tình yêu chân thành sẽ chẳng bao giờ bị gió cuốn bay xa.
Hoài Nam
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00