Lại “tắc đường” đến trường vì có ''H'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Tất cả trẻ em đều có quyền đến trường và vui chơi
Nỗi sợ hãi vẫn hiện rõ trên gương mặt nhỏ bé của Lê Thúy Uyên, 15 tuổi, chị cả của các em nhỏ: "Hôm ấy là đông nhất. Họ ngồi, đứng kín cả cổng trường với lớp học. Rồi họ chửi, mắng và đòi không cho chúng cháu học chung với các bạn nữa. Sợ quá nên cháu mới khóc. Từ ngày vào trung tâm tới nay, đó là kỷ niệm buồn nhất của cháu”.

Hình ảnh một số người dân tụ tập trước cổng trường Tiểu học Yên Bài B (Ba Vì, Hà Nội) chửi bới, đòi không cho các em ở Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số II Ba Vì, Hà Nội) học cùng với con mình. (Ảnh do trung tâm cung cấp).
“Ở trong này, các cháu có nhiều thiệt thòi hơn so với các bạn khác cùng trang lứa”- Cô Nguyễn Thị Thơm, 58 tuổi, người thôn Phú Yên, xã Yên Bài, tình nguyện viên chăm sóc cho các cháu ở trung tâm chia sẻ: “Có những điều tưởng như vô cùng đơn giản nhưng các cháu lại không phân biệt được như: con bò, con lợn, con trâu; ai thì gọi là bác, là ông, là cô, là chú. Hay như từ “cõng” là gì, các cháu không hề biết”.
Từ năm 2007, có rất nhiều cuộc họp, buổi tọa đàm của huyện, xã, cũng như nhà trường mở để họp bàn và truyên truyền giúp mọi người dân có thể hiểu về căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
Bà Nguyễn Thị Phương
Để đảm bảo an toàn cho các cháu xung quanh, theo cô Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Trung tâm, vấn đề trước hết là khâu chăm sóc y tế, phải luôn có người theo sát các hoạt động của các em, tránh để xảy ra tình trạng xô xát hay cào cấu dẫn tới hiện tượng phơi nhiễm cho trẻ. “HIV/AIDS không phải là căn bệnh dễ lây nếu mình biết cách phòng tránh tốt. Để có thể đưa các cháu vào học hòa nhập với các cháu khác ở trường Tiểu học Trường Tiểu học Yên Bài B, chúng tôi luôn bố trí cán bộ Trung tâm cùng với một tình nguyện viên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, theo dõi các em trong quá trình học tập, tổ chức đưa đón các em đi về. Nói về vụ việc xảy ra hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2008, cô Phương nói: “Chúng tôi chia sẻ với sự lo lắng của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hành động của họ là không đúng, trái pháp luật. Rất tiếc là trong vụ việc này, chúng tôi chưa được sự giúp đỡ của an ninh khu vực”. “Nhưng dù an ninh có tốt đến mấy mà không có tình yêu thương, sự đồng cảm của mọi người, trực tiếp ở đây là các bậc phụ huynh kia thì cũng coi như mình thất bại. Đây mới thực sự là rào cản lớn nhất để đưa trẻ có HIV vào học hòa nhập ở trường học”. Bà Phương cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm hết sức để các em có thể tới lớp. Sắp tới, chúng tôi vẫn quyết định cho các cháu tới học ở Trường tiểu học Yên Bài B. Rồi thì tình hình tới đâu thì xử lý tiếp chứ biết tính sao?” |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00