Giao diện tiếp cận

Lại nói về việc làm cho người có HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Cuộc cạnh tranh tìm việc người co H đứng ở vị trí nào?

Việc làm luôn là nhu cầu cấp thiết của bất cứ người có HIV nào. Phần vì sự kỳ thị của xã hội dẫn đến tình trạng nhiều người có HIV mất việc làm, phần vì nhiều hạn chế từ bản thân người có HIV như trình độ, sức khoẻ. Tuy nhiên, không ít người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho người có HIV/AIDS cho rằng, phần lớn người có HIV (NCH) thất nghiệp vì những nguyên nhân từ chính họ.

Việc làm cho NCH - không thiếu

Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các dự án chăm sóc sức khoẻ, phát triển bản thân, nâng cao năng lực cho NCH là do các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Có thể điểm qua một số “gương mặt tiêu biểu” tài trợ các hoạt động của NCH như USAIDS, Care, Ford, FHI… Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao năng lực cho NCH thông qua các nhóm tự lực, mạng lưới chăm sóc sức khoẻ toàn diện được các tổ chức này tài trợ khá nhiều. Tuy nhiên, việc làm cho NCH vẫn là vấn đề khá nan giải bởi việc làm là vốn sống lâu dài của NCH cùng gia đình họ. Không có việc làm, họ sẽ sống ra sao khi không phải người có HIV nào cũng được tham gia là đồng đẳng viên của các dự án. Hơn nữa, trong tương lai, khi các nhà tài trợ rút khỏi Việt Nam, họ sẽ mua thuốc điều trị như thế nào? Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đã nghiên cứu và tìm ra mô hình việc làm cho NCH để họ ổn định cuộc sống. Khi đi làm, NCH sẽ được đào tạo, nâng cao tay nghề, xây dựng mạng lưới bạn bè, đồng nghiệp, nâng cao giá trị bản thân trong gia đình và xã hội. Đồng thời, đi làm cũng tạo điều kiện cho NCH phát huy năng lực của mình, tự tin sống và làm việc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có mô hình nào duy trì được việc làm ổn định cho NCH tại Việt Nam.

Theo tổ chức Chemonics (Dự án Nghiên cứu phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc), việc làm dành cho NCH ở Việt Nam không thiếu và đa dạng về trình độ. Khảo sát của Chemonics cho thấy, có rất nhiều cơ hội việc làm cho NCH như làm việc tại các công ty, tổ chức trong thành phố, tại các nhà máy sản xuất ở các khu công nghiệp hay tự kinh doanh sản xuất. Nếu làm việc cho các công ty và tổ chức trong thành phố, công việc khá đa dạng như chăm sóc khách hàng, giao nhận hàng hoá, bảo vệ, sửa ô tô, xe máy, lái xe, nhân viên siêu thị, cửa hàng…

Nếu có nhu cầu làm việc trong các doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội lớn vì đây là khu vực đang có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn, doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo nghề cho người lao động, đóng bảo hiểm xã hội, y tế và một số phúc lợi khác như hỗ trợ ăn trưa, đi lại…

Nếu bạn muốn sản xuất kinh doanh cá thể thì hiện tại, nước ta có 18 tổ chức quốc tế hoạt động cho vay tín dụng để tăng thu nhập cho NCH. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cho vay với lãi suất từ 0-0,65%/ tháng để NCH vay vốn sản xuất.

Cũng theo Chemonics, tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội tháng 10/2009, số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là 114, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất. Nếu NCH tự tin vào khả năng của mình thì có thể hưởng lợi từ việc này. Hơn nữa, với sức khoẻ đủ điều kiện làm việc, họ cũng có thể thực hiện tốt các công việc đơn giản của lao động phổ thông với thu nhập tương đối.

Như vậy, không phải NCH không có việc làm, không tìm được việc làm mà ở đây đang tồn tại một vấn đề là, NCH có thực sự muốn tìm và làm việc, vượt qua mặc cảm?

NCH muốn nhưng chưa có tư duy làm việc?

Anh Trần Minh Giới, giám đốc trung tâm nâng cao sức khoẻ cộng đồng (CHP) chia sẻ thông tin về dự án do trung tâm của anh thực hiện nhằm tạo việc làm cho NCH tại Thành phố Vinh (Nghệ An) năm 2008. Đến giờ, sau hơn một năm huy động vốn cho NCH vay để sản xuất kinh doanh, tiến độ giải ngân vốn vẫn rất chậm. Trung tâm anh kêu gọi NCH kinh doanh hoặc tìm việc, nhưng kêu gọi suốt từ đầu năm đến cuối năm mới được 27 hồ sơ. Duyệt hồ sơ thì chỉ có 12 đạt yêu cầu làm dự án. Nhưng khi tiến hành dự án mới thấy bất cập vì các dự án này mới chỉ xoay quanh việc chăn bò, nuôi lợn chứ không phải là mở shop quần áo thời trang hay việc gì khác. “NCH luôn nói là không có việc làm nhưng khi có cơ hội lại không làm được, không biết làm gì”. Anh Trần Minh Giới tâm sự.

Thêm nữa, lại cũng có nhiều NCH khi vay được vốn lại có tư tưởng “Ồ! Cứ làm lỗ, ăn hết đi đã” như dự án Chemonics chia sẻ. Tư tưởng ấy rất nguy hiểm, bởi nếu nhà tài trợ biết, liệu họ có dám đầu tư tiếp? Hơn nữa, điều này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến những NCH khác trong việc tiếp cận nguồn vốn của các nhà tài trợ. Nhiều người làm phép suy luận như sau: cho vay vốn - vay vốn - hiệu quả nhưng với NCH thì là cho vay vốn - vay vốn - hậu quả. Chính điều này làm hạn chế tính tự lập và cơ hội của NCH, ảnh hưởng đến nhiều NCH khác.

Một lý do nữa là một số NCH làm việc trong các công xưởng, nhà máy không thể chịu được kỷ luật nghiêm ngặt. Áp lực công việc cùng khả năng làm việc nhóm của họ còn rất yếu kém. Với những người muốn đầu tư kinh doanh cá thể hộ gia đình dự án đầu tư cho đi học (như Chemonics có chương trình “Khởi sự doanh nghiệp” cho những người mới bắt đầu kinh doanh) lại không có ai đi. Tư duy làm kinh tế của NCH còn khá kém vì theo tư tưởng của nhiều người, làm dự án 3 tháng được 4 triệu, làm kinh tế 1 năm liệu được bao nhiêu? Hơn nữa việc kinh doanh phải đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc, hiệu qủa thu được chưa biết là bao mà phải đợi lâu dài, rủi ro cao nên nhiều người không kiên nhẫn.

Nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, ngoài bản thân NCH tự làm khó mình trong chuyện xin việc làm, còn có nhiều nguyên nhân khác như thiên tai, dịch bệnh, sự kỳ thị của xã hội khiến họ gặp khó khăn trong khi muốn tìm kiếm một công việc. Nhiều người vay vốn chăn nuôi nhưng cứ sáng ra là lo ngay ngáy vì sợ gà, lợn bị dịch bệnh chết, không bán mà cũng chẳng ăn được. Hơn nữa, khá nhiều doanh nghiệp còn kỳ thị NCH vào làm việc hoặc khi nhận vào làm rồi lại gây áp lực khiến NCH phải bỏ việc. Tìm hướng đi nào cho NCH có việc làm vẫn là vấn đề không phải ngày một ngày hai.

NCH phải tự vươn lên để thay đổi cuộc sống

Để có việc làm ổn định, NCH phải xác định được rõ ràng, thực sự mình có mong muốn được làm việc hay không, hoàn cảnh gia đình cũng như tình trạng sức khoẻ hiện tại có đáp ứng được nhu cầu công việc không? NCH phải tự xây dựng được tiêu chuẩn, khả năng sát thực, định hướng khả năng của mình để tăng thu nhập. Khi có vốn, cần nhìn nhận và coi đó như một cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại.

Theo chia sẻ của tổ chức COHED thì mô hình mở xưởng may cho NCH ở Thái Bình của họ là một mô hình điểm. Mô hình này quy tụ hàng trăm NCH được đào tạo và thành lập tổ hợp tác xã. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có những mô hình này nhiều. Chuyện các doanh nghiệp đỡ đầu cho NCH vào làm việc còn hạn chế và tiết kiệm. Chính vì vậy, NCH vẫn không có việc làm.

Để có việc làm, chính NCH phải tự vươn lên thay đổi cuộc sống. Nếu cứ sợ rủi ro trong kinh doanh, sợ kỳ thị, NCH khó có việc làm ổn định. Vấn đề này cần một quy trình thích hợp cho vay vốn rồi hỗ trợ tư vấn để NCH thành công. Khi xác định kinh doanh cá thể, tập thể, NCH phải có chuyên gia về kinh tế hỗ trợ để định hướng phát triển, không bị trắng tay nếu gặp rủi ro. Hơn nữa, theo các chuyên gia, làm việc trong các tổ chức NGO, làm kinh tế phải có kinh nghiệm và chấp nhận trả giá, chấp nhận rủi ro và chế độ ông chủ - nhân viên. Phải thực sự có kỹ năng, kiến thức về thị trường và tư duy tính toán khoa học.

Cũng theo Chemonics, NCH có nhu cầu tìm việc nhưng chưa đến các sàn giao dịch việc làm. Trong cuộc họp GIPA tháng 11/2009, nhiều đồng đẳng viên có HIV đã thừa nhận, chưa ai trong số họ bước chân đến sàn giao dịch việc làm.

Muốn có việc làm, NCH cần có thông tin và tinh thần chủ động tìm kiếm việc làm. Nếu không, việc làm với NCH vẫn là khái niệm được bàn đi bàn lại nhiều lần mà không có lời giải đáp.

Theo các chuyên gia, NCH cũng nên đến các sàn giao dịch việc làm hoặc tìm việc tại các làng nghề truyền thống. Dự án Chemonics cũng đang tiến hành chương trình dự phòng mới để đưa NCH vào doanh nghiệp làm việc. Theo đó, các doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn NCH sống và làm việc trong các doanh nghiệp để có kỹ năng đối mặt với các vấn đề. Các doanh nghiệp cũng có thể khởi động nhiều dự án khởi sự doanh nghiệp hay định hướng loại hình nghề nghiệp dựa trên đề xuất kinh doanh của NCH.

Thách thức việc làm cho NCH còn nhiều nhưng quan trọng nhất là sự nỗ lực của NCH, sự hướng nghiệp của các doanh nghiệp, các tổ chứ NGO để thực sự việc làm không còn là nỗi lo của những người nhiễm HIV.

Linh Mai

Lượt xem: 994

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 17
Lượt truy cập: 36306987

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik