Huy động mạnh hơn nguồn lực cộng đồng Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Áp lực lớn nhất đặt lên khâu tuyên truyền trong việc chăm sóc bảo vệ trẻ có HIV trước tiên nằm ở chính nguyên nhân lây nhiễm của trẻ. Có tới 69,1% có HIV do tiêm chích ma túy (rơi chủ yếu vào lứa tuổi 15-17). Những điểm nóng có trẻ sử dụng ma túy là Bến xe Giáp Bát, khu vực cầu Long Biên, bãi Phúc Xá... Sai lầm trong khâu tuyên truyền của chúng ta trước đây đã vô tình đồng nhất HIV với tệ nạn xã hội. Nay, nhìn xung quanh thấy trẻ dùng ma túy và có HIV (dù nguyên nhân gì: gia đình không quan tâm, bị lôi kéo, ép buộc hay đua đòi...) thì tâm lý chung của người dân thường là xa lánh, coi như “đồ hư hỏng”, “không đáng quan tâm”... Một nguồn lực lớn từ cộng đồng đã bị lãng phí dành cho sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Tâm lý này ảnh hưởng lớn đến cả những nhóm trẻ lây nhiễm từ mẹ hay thậm chí không có HIV mà chỉ mồ côi do cha mẹ mất vì AIDS, hoặc sống trong gia đình có người mắc căn bệnh này. Sự lo lắng, căng thẳng này thể hiện rõ ở nhóm Hoa hướng dương - nhóm những người mẹ có HIV do lây qua chồng tại Hà Nội. Nhiều người trong số họ phải gửi con đi học ở rất xa nơi ở, hoặc buộc phải cho con tạm nghỉ học ở nhà... Điều này, ngay cả Anh hùng châu á- Phạm Thị Huệ (cô gái có HIV dũng cảm, đã đóng góp nhiều trong cuộc đấu tranh phòng chống căn bệnh này) cũng đang phải đối mặt...
Thay đổi một quan niệm đã ăn sâu trong nhận thức của cộng đồng thật chẳng dễ, chưa kể phần lớn trẻ có HIV lại sống hoặc thường chơi ở những nơi có ma túy. Tuyên truyền vốn đã đơn điệu, lại gặp phải những địa bàn nóng như thế thường dễ thất bại. Trong khi đó, gia đình đối với đa phần trẻ thuộc diện này cũng đang trong tình trạng không vui vẻ gì: người thân nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật, ốm hoặc mất vì AIDS... Nhiều em không công khai tình trạng của mình nên không được tiếp cận dịch vụ y tế dành cho người có HIV. Không ít em muốn làm xét nghiệm lại lo sợ, không biết địa chỉ... nên đành lặng lẽ sống chung với bệnh tật và nỗi buồn chán...
Nói như vậy, không phải là phủ nhận những thuận lợi của trẻ có HIV tại Hà Nội. Ngoài các khoản trợ cấp trong chính sách, các em có may mắn nhận được sự hỗ trợ từ một nguồn lực không nhỏ là các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài. Sự quan tâm ấy không dừng ở vật chất mà được chú trọng nhiều hơn ở tinh thần. Một em bé 6 tuổi có cha, mẹ mất vì AIDS ở Phúc Xá phấn khởi kể rằng các anh chị của một tổ chức tình nguyện đã tới chơi tặng sách, vở và sẵn sàng đến dạy thêm cho em ở nhà... Tuy nhiên, để huy động tối đa nguồn lực từ xã hội, chúng ta phải giải quyết những vướng mắc hiện đang là thách thức chung của công tác này như thiếu những thống kê toàn diện và thường xuyên về trẻ nên sự giúp đỡ với các em còn chồng chéo, em thì được thật nhiều, em thì chưa một lần được quà tặng... ở tầm vĩ mô, vấn đề xác định tuổi trẻ em (dưới 16 tuổi) trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng “vênh” so với quan niệm phổ biến của quốc tế (trẻ em là người dưới 18 tuổi). Do đó trong nhiều chương trình dành cho trẻ em có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhóm trẻ từ 16, 17 tuổi hay bị bỏ sót. Lẽ ra đây phải là đối tượng cần được hỗ trợ tích cực nhất về việc làm, định hướng để tiếp tục sống lành mạnh, đóng góp cho cuộc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS của toàn xã hội.
Thời gian tới, có lẽ Hà Nội cần tiến hành nghiên cứu và thực hiện thí điểm dự án chăm sóc và bảo vệ trẻ em có HIV, trẻ mồ côi và dễ bị tổn thương do HIV/AIDS. Trong đó, một số mục tiêu quan trọng đã được ngành DS-GĐ và TE Việt Nam khuyến nghị: mở rộng quy mô cơ sở nuôi dưỡng trẻ có HIV; vận động chương trình nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại cộng đồng; huy động nguồn lực can thiệp giúp trẻ mồ côi tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn...; hỗ trợ mạnh vào nhóm trẻ nguy cơ cao ở các bến xe, chợ, trẻ em di cư khu vực phường Phúc Xá, Phúc Tân...
Những hoạt động tích cực của Hà Nội trọng việc đến gần hơn với trẻ có HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ góp một phần không nhỏ vào việc thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Việt Nam đến 2010.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00