Giao diện tiếp cận

Học đại học – Phương pháp học nào để có kết quả tốt? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Học đại học là học cách tự tìm kiếm và làm chủ tri thức

Với những nỗ lực đáng nể, nhiều bạn đã xuất sắc vượt qua kì thi tuyển sinh để trở thành sinh viên đại học (ĐH). Họ có quyền tự hào về thành công đầu tiên có tính chất quyết định trong cuộc đời.

Tuy nhiên, môi trường ĐH yêu cầu cách học hoàn toàn khác với phổ thông, nó đem lại cho bạn nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đòi hỏi bạn phải năng động, có tinh thần vươn lên cao độ. Nhiều sinh viên đã rơi vào tình trạng nhẹ thì căng thẳng, lo âu, nặng thì chán nản dẫn đến bỏ dở học hành. Tất cả là vì các bạn chưa tìm được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp với môi trường mới.

 

T.V.L, vốn là một học sinh có học lực khá và ngoan ngoãn. L thi đỗ ĐH, là niềm tự hào của cả gia đình và thầy cô. L cũng cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được và cho rằng mình cần tự thưởng cho bản thân bằng cách nghỉ xả hơi và tiêu pha phung phí không kém dân chơi Hà Thành. Năm học đầu tiên cũng trôi đi nhanh chóng. Mỗi khi thi đến là L cuống cuồng mượn sách vở của các bạn để học. Học không kịp thì L làm phao quay cóp rồi bị xử lý theo quy chế. Điểm tổng kết không đủ lên lớp nên L phải lưu ban lại khóa sau. Xấu hổ đâm ra chán nản rồi L bỏ học.

 

N.T.T.N, bạn sinh viên ĐH Y có điểm tổng kết năm học đầu tiên khá cao. Phương pháp học của N là cố gắng tốc kí toàn bộ lời thầy giảng trên lớp, rồi ngồi học thuộc lòng các phần “tủ” và những phần được thầy giới hạn thi. Tuy nhiên, chỉ thi xong là “chữ thầy lại trả thầy”. Cùng với đó là khối lượng con chữ khổng lồ của hàng loạt giáo trình, cách học thuộc máy móc và “bao sân” của N đã làm bạn rơi vào tình trạng đau đầu và căng thẳng. Có trường hợp nhiều bạn khi đang học có ai nhờ vả việc gì là nổi đóa, nói năng lảm nhảm rồi đột nhiên ngất xỉu.

 

Theo thạc sĩ Trần Thành Nam – giảng viên tâm lý ĐH KHXH & NV, Hà Nội: “Đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp tiêu biểu cho việc không thích nghi được với môi trường đại học. Các bạn chưa có một phương pháp học tập thực sự khoa học dẫn đến hậu quả không mong muốn cho sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của bản thân. Đại học là tự học, là môi trường tự do để khuyến khích khả năng tự chủ của sinh viên. Nếu ở phổ thông nhà trường và thầy cô kiểm soát chặt chẽ thời gian học tập của học sinh thì lên ĐH các em hoàn toàn là người làm chủ quỹ thời gian đó”. 
 
Nếu thử tính toán về số thời gian chúng ta phải dành cho các hoạt động trong ngày như: Lên lớp, ăn, ngủ, sinh hoạt cá nhân, tập thể thao, thư giãn, thời gian cho gia đình, giao thiệp xã hội… thì thực chất thời gian dành cho tự học chẳng còn lại bao nhiêu. Vì vậy, bạn cần thiết phải lên kế hoạch học tập lâu dài cho mình. Bạn nên vạch ra mục tiêu cho từng tháng, xác định nhiệm vụ cho từng tuần, giao việc cho từng ngày với những khoảng thời gian nhất định và tự yêu cầu mình phải hoàn thành nó.

 

Học đại học là học cách tự tìm kiếm và làm chủ tri thức chứ không phải “học vẹt” hay “nói theo sách”. Phương pháp chép nguyên xi như N, may chăng sẽ giúp SV đạt điểm khá trước đề thi tái hiện kiến thức. Còn dạng thi đòi hỏi vận dụng kiến thức sáng tạo thì điểm sẽ thấp hơn nhiều. Hơn nữa nó làm mất hứng thú và đam mê học tập vì bản thân không tìm ra cái gì mới mẻ.
 

 

Theo thạc sĩ Nam: “Muốn tạo hứng thú với môn học và làm chủ kiến thức môn học, bạn phải có kĩ năng ghi chép và đọc tài liệu một cách khoa học. Ví dụ, khi ghi chép trong giờ giảng, bạn hãy gắng nhặt các ý lớn nhỏ, ví dụ minh họa và sắp xếp chúng theo hình cây. Sau mỗi bài giảng bạn có thể sơ đồ hóa lại bài học và ghi một vài câu tóm tắt của chính mình. Còn khi đọc tài liệu, thay vì học thuộc từng chữ bạn hãy chia nhỏ các phần cần học ra thành các nội dung nhỏ, sơ đồ hóa nó và thể hiện mối quan hệ giữa các phần đã học và những phần mới bằng kí hiệu, mũi tên. Quan trọng hơn, bạn cần huy động càng nhiều giác quan (mắt nhìn, miệng nói, tai nghe, tay viết) tham gia vào quá trình học càng tốt, như vậy hiệu quả đọc và ghi nhớ càng cao.

 

Các bạn có thể tham khảo phương pháp MURDER, một phương pháp học hiệu quả như sau:

 

Mood (tâm trạng): Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái trước khi bắt đầu học. 

 

Understanding (sự hiểu biết): Bắt đầu từ cái bạn đã hiểu, cái gì không hiểu thì đánh dấu lại.

 

Recall (nhắc lại): Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học xong sang ngôn ngữ của chính bạn.

 

Digest (hấp thụ): Huy động kiến thức để quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu.

 

Expand (mở rộng): Đặt câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học.

 

Review (ôn lại): Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành”.

 

Hy vọng là những chia sẻ nhỏ sẽ giúp các bạn học đại học tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

 

Tuyết Nhung

Lượt xem: 476

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 26
Lượt truy cập: 35996775

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik