Học đại học – Phương pháp học nào để có kết quả tốt? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Học đại học là học cách tự tìm kiếm và làm chủ tri thức
Với những nỗ lực đáng nể, nhiều bạn đã xuất sắc vượt qua kì thi tuyển sinh để trở thành sinh viên đại học (ĐH). Họ có quyền tự hào về thành công đầu tiên có tính chất quyết định trong cuộc đời.
Tuy nhiên, môi trường ĐH yêu cầu cách học hoàn toàn khác với phổ thông, nó đem lại cho bạn nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đòi hỏi bạn phải năng động, có tinh thần vươn lên cao độ. Nhiều sinh viên đã rơi vào tình trạng nhẹ thì căng thẳng, lo âu, nặng thì chán nản dẫn đến bỏ dở học hành. Tất cả là vì các bạn chưa tìm được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp với môi trường mới.
T.V.L, vốn là một học sinh có học lực khá và ngoan ngoãn. L thi đỗ ĐH, là niềm tự hào của cả gia đình và thầy cô. L cũng cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được và cho rằng mình cần tự thưởng cho bản thân bằng cách nghỉ xả hơi và tiêu pha phung phí không kém dân chơi Hà Thành. Năm học đầu tiên cũng trôi đi nhanh chóng. Mỗi khi thi đến là L cuống cuồng mượn sách vở của các bạn để học. Học không kịp thì L làm phao quay cóp rồi bị xử lý theo quy chế. Điểm tổng kết không đủ lên lớp nên L phải lưu ban lại khóa sau. Xấu hổ đâm ra chán nản rồi L bỏ học.
N.T.T.N, bạn sinh viên ĐH Y có điểm tổng kết năm học đầu tiên khá cao. Phương pháp học của N là cố gắng tốc kí toàn bộ lời thầy giảng trên lớp, rồi ngồi học thuộc lòng các phần “tủ” và những phần được thầy giới hạn thi. Tuy nhiên, chỉ thi xong là “chữ thầy lại trả thầy”. Cùng với đó là khối lượng con chữ khổng lồ của hàng loạt giáo trình, cách học thuộc máy móc và “bao sân” của N đã làm bạn rơi vào tình trạng đau đầu và căng thẳng. Có trường hợp nhiều bạn khi đang học có ai nhờ vả việc gì là nổi đóa, nói năng lảm nhảm rồi đột nhiên ngất xỉu.
Theo thạc sĩ
Các bạn có thể tham khảo phương pháp MURDER, một phương pháp học hiệu quả như sau:
Mood (tâm trạng): Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái trước khi bắt đầu học.
Understanding (sự hiểu biết): Bắt đầu từ cái bạn đã hiểu, cái gì không hiểu thì đánh dấu lại.
Recall (nhắc lại): Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học xong sang ngôn ngữ của chính bạn.
Digest (hấp thụ): Huy động kiến thức để quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu.
Expand (mở rộng): Đặt câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học.
Review (ôn lại): Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành”.
Hy vọng là những chia sẻ nhỏ sẽ giúp các bạn học đại học tốt hơn. Chúc các bạn thành công.
Tuyết Nhung
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00