Hoa S?a – Ngôi nhà c?a t?nh th Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh họa
“Mềm mại, tiết độ, vui mừng, bình an, yêu thương, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín” là những điều răn được treo trên tường trong căn nhà của chị Đào Phương Thanh - nơi sinh hoạt thường xuyên của Nhóm Hoa Sữa, một nhóm tự lực của người có HIV ở Hà Nội.
Điểm tựa của nhiều người
Ngày 8/8/20004, nhóm Hoa Sữa được thành lập và lấy căn nhà số 46, ngõ Lương Sử B, Văn Miếu, quận Đống Đa của chị Đào Phương Thanh làm trụ sở chính.
Đầu tiên, nhóm chỉ có 6 thành viên nhưng hiện tại số lượng thành viên lên tới 64 người, đa phần là nữ. Có những thành viên đến từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn… Trưởng nhóm Đào Phương Thanh cho biết: “Mục đích hoạt động của nhóm là đến với từng người có HIV để tư vấn, hỗ trợ về tinh thần, chăm sóc tại nhà và bệnh viện cho những người đã chuyển sang giai đoạn AIDS, giới thiệu cho họ những cơ sở để xét nghiệm và điều trị, cải thiện một phần sức khoẻ của họ”. Hơn nữa, Hoa Sữa muốn giảm sự phân biệt đối xử với người có H.
Nhóm cũng đề ra những nội quy và tôn chỉ: Các thành viên trong nhóm phải tôn trọng tất cả những nội quy mà Hoa Sữa đã đề ra như đi họp đầy đủ, đúng giờ, không sử dụng ma tuý… “Thành viên sẽ tự rút khỏi nhóm để được giúp đỡ nếu vi phạm nội quy”- anh N. Phát - một thành viên nòng cốt trong nhóm cho biết.
Không phải là một dự án nên kinh phí hầu hết đều do Hoa Sữa tự lo. Hàng tháng, mỗi thành viên đều trích 1/10 tiền lương của mình để xây dựng quỹ. Nhóm dành quỹ đó cho các hoạt động của mình như nhặt bơm kim tiêm, nấu cháo, chăm sóc bệnh nhân và giúp đỡ lẫn nhau. Trẻ em chưa đến tuổi đến trường được cung cấp sữa hàng tháng. Trẻ em đã đến tuổi đi học được nhóm hỗ trợ sách vở và dụng cụ học tập. Tất cả những hoạt động này là một sự hỗ trợ không nhỏ cho các gia đình có con nhỏ, vì rất nhiều phụ nữ trong nhóm đều có chồng qua đời.
Những bệnh nhân quá yếu sẽ được điều trị tại nhà. Trưởng nhóm Đào Phương Thanh và những thành viên nòng cốt sẽ trực tiếp đến tận nhà truyền dịch và đưa thuốc. Cái tâm và lòng nhiệt tình ấy đã đem lại sự sống cho biết bao người.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Bắc Ninh) là thành viên của Hoa Sữa đã được hai năm. “Chị xuống Hà Nội một tuần nay trong tình trạng sức khoẻ gần như cạn kiệt, hai chân sưng phù, bụng cứng và bị ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công, bệnh lao và phản ứng phụ của thuốc kháng virut. Sau một tuần được chị Thanh và các bạn trong nhóm điều trị, sức khoẻ của chị đã tốt hơn, bụng đã mềm hơn, cơ thể không còn sốt cao triền miên và không sưng nữa. Thần chết đã không mang chị đi”. Chị cảm động nói tiếp: “Chị mang ơn chị Thanh và nhóm Hoa Sữa nhiều lắm. Hoa Sữa là một nhóm tự lực đùm bọc và yêu thương nhau. Đến đây chị cảm thấy có niềm tin vào cuộc sống hơn”.
Tất cả các thành viên của Hoa Sữa đều được giúp đỡ. Anh Thành Xuân Trường - một thành viên nòng cốt đã đi lên từ mấy lần tái nghiện chia sẻ: “Anh đã tái nghiện ít nhất 3 lần và tưởng như không sống nổi, thế nhưng những lần đó đều được chị Thanh và các bạn giúp đỡ. Hiện tại, sức khoẻ của anh đã tốt hơn, con người anh đã hoàn toàn thay đổi nhất là về suy nghĩ và ý thức, vốn kiến thức của anh đã nhiều hơn”. Hoa Sữa – cái tên mang đặc trưng của Hà Nội đã làm cho biết bao con người đang dần “hoàn lương””.
Đó còn là mảnh đất cho hoa và cho trái. Có những thành viên trong nhóm đã tìm đến với nhau và xây dựng hạnh phúc. Chị T. Vân – anh Phát, chị L.Vân – anh Hoàng, chị Hương – anh Tuấn,… họ là “những con người cùng cảnh ngộ, nhỡ nhàng đã tìm đến nhau để chia sẻ và tiến đến cuộc sống vợ chồng”, chị Phương Thanh nói.
“Hãy giúp họ bằng những hành động thiết thực hơn là vẽ vời ra nhiều hình thức”
Đó là câu trả lời của trưởng nhóm Hoa Sữa khi PV Tâm sự bạn trẻ hỏi về kế hoạch mới của nhóm. Nhóm sẽ vẫn giữ hình thức hoạt động như cũ nhưng thường xuyên hơn, chất lượng hơn.
Hoa Sữa họp vào 2 giờ chiều chủ nhật hàng tuần. Trong mỗi buổi họp, các tổ Nhặt bơm kim tiêm, Nấu cháo và Chăm sóc báo cáo tình hình hoạt động, những điều chưa làm được và bàn kế hoạch cho tuần kế tiếp.
“Trước đây Hoa Sữa phát cháo cho bệnh nhân ở Bệnh viện Đống Đa vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần, nhưng hiện giờ công việc ấy được làm vào tất cả các buổi sáng trong tuần, trừ sáng chủ nhật” - chị Phương Thanh cho biết. Nguyên liệu được mua từ chiều hôm trước, sáng sớm hôm sau, chị em nấu cháo và mang phát miễn phí cho bệnh nhân khoa truyền nhiễm của bệnh viện.
“Hoạt động nhặt bơm kim tiêm được nhóm tiến hành khá đều. Sau khi đã chuẩn bị ủng, găng tay và các dụng cụ tránh lây truyền nhiễm, nhóm tiến hành gom bơm kim tiêm ở góc chợ và các con hẻm của phường Văn Chương mang đến bệnh viện Đống Đa nhờ họ huỷ” - trưởng nhóm nhặt bơm kim tiêm cho biết.
Mỗi tuần một lần, vào sáng chủ nhật hàng tuần, các thành viên của Hoa Sữa đến nhà thờ để cầu nguyện. Những thành viên nòng cốt của nhóm đều là theo đạo Tin lành. Chị Thanh nói: “Chị tâm huyết với Hoa Sữa và chỉ quan tâm đến Hoa Sữa, giúp đỡ cộng đồng, giáo dục mọi người theo Chúa. Có niềm tin vào Chúa mọi người sẽ sống tốt hơn, sống có ích hơn”.
Hoa Sữa từ lâu đã trở thành ngôi nhà chung của các thành viên. “Tình đoàn kết và độ bề vững của nhóm rất cao, mình tin tưởng mọi người mặc dù mới vào chưa biết và hiểu mọi người” - N. Nga, một thành viên mới thành thật chia sẻ.
Theo Bộ Y tế , ước tính mỗi ngày ở Việt Nam có thêm hơn 100 người nhiễm HIV, số người đang chung sống với HIV (tính đến hết năm 2006) là 280.000 người. Do đó việc tồn tại những ngôi nhà chung như nhóm Hoa Sữa là điều rất tích cực và cần thiết. Cái nhìn của cộng đồng về những người có HIV nhất định sẽ thay đổi khi mà tự thân những người có HIV đã sống tích cực và có nhiều đóng góp cho xã hội như thế.
Nguyễn Hạnh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00