Hậu quả của sự cẩu thả Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta thường có cái nhìn khắt khe với những người xung quanh song lại rất hay dễ dãi với những thiếu sót của bản thân.
Một trong những biểu hiện dễ dãi với bản thân chính là sự cẩu thả. Cẩu thả trong lời nói, trong cách nghĩ, cách nhìn nhận, trong cử chỉ, hành động đều gây ra những hậu quả xấu theo mức độ khác nhau tuỳ vào hoàn cảnh và đối tượng tác động. Câu chuyện của tôi là một ví dụ nho nhỏ về sự cẩu thả.
Một buổi sáng, tôi và đứa bạn gần nhà rủ nhau đi chợ. Sau khi mua xong thức ăn, chúng tôi tới chỗ bày bán hạt giống để mua hạt đậu. Trời khá nắng và cảm thấy hơi mệt nên tôi bảo bác bán hàng đong cho cháu hai chén hạt đậu rồi gửi tiền. Đứa bạn tôi thì khác. Gương mặt đã lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nó vẫn cúi xuống, tỉ mỉ lựa chọn hạt và cho vào chén. Tôi thấy suốt ruột quá bèn giục:
- Nhanh lên mày. Gớm, hạt nào chẳng như hạt nào, mai mốt thành cây tất.
- Thôi, gắng đợi tao tí xíu. Nó cười rồi nhặt tiếp.
Chiều hôm đó, tôi và nó đều làm vườn và gieo đậu. Tôi đào các hố đất nhỏ rồi cho hạt xuống. Để chắc chắn, tôi đã bỏ vào mỗi hố 3 hoặc 4 hạt. Mẹ bảo khoẳng 3 ngày nữa hạt sẽ nảy mầm. Tưới nước xong tôi rửa tay đi vào nhà và tưởng tượng đến những hàng đậu xanh rờn chen chúc quả.
Ba hôm sau, tôi dậy thật sớm, bước nhanh ra vườn và hồi hộp nhìn xuống đất nhưng chưa thấy có gì khác lạ. Ngày tiếp theo cũng vậy. Sang ngày thứ năm thì thấy lác đác mấy mầm đậu. Có chỗ lên một mầm, chỗ hai mầm và có nhiều chỗ chẳng có mầm nào cả. Tôi nghĩ chắc có hạt nảy trước, hạt lên sau.
Thế nhưng, tới ngày thứ bảy và những ngày tiếp theo cũng chẳng thấy có thêm mầm nào. Những mầm đã mọc thì cao lên đôi chút nhưng trông lèo tèo, yếu ớt. Tôi chạy ra đường nhòm qua bờ rào nhà đứa bạn thì thấy hai hàng đậu đã lên xanh, thật đều và mát mắt.
Sau chuyện trồng đậu tôi đã hiểu, vì cẩu thả trong việc mua hạt giống nên mình không có được cây trồng như ý. Rồi không chỉ chuyện trồng cây mà trong cuộc sống hàng ngày tôi cũng hay cẩu thả trong nhiều việc và không mấy bận tâm tới hậu quả của nó. Tôi giật mình khi chợt nghĩ nếu người thầy thuốc cũng cẩu thả, bốc nhầm thuốc hoặc chẩn đoán sai cho bệnh nhân thì hậu quả sẽ thế nào? Người thầy giáo cẩu thả trong từng trang giáo án và thiếu tâm huyết thì học trò sẽ ra sao?...
Có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng nếu chúng ta không ý thức được và rèn luyện cho mình thì chính chúng ta đang thiếu trách nhiệm với mọi người và cẩu thả với ngày mai của bản thân đấy bạn ạ.
Nguyễn Thị Hằng Mơ (Nghệ An)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00