Hàng nghìn trẻ đường phố có thể nhiễm HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trẻ đường phố dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người nhưng không biết rằng đó là con đường lây nhiễm HIV. Các em còn cho rằng, AIDS là bệnh của người lớn và có thể điều trị dễ dàng.
Trung tâm truyền thông sức khỏe TP HCM vừa thực hiện một cuộc khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp khoảng 400 trẻ em đường phố. Kết quả cho thấy, đa số các em đều không biết dùng chung kim tiêm khi sử dụng ma túy, quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người là đối diện với nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Thậm chí một số em còn cho rằng, AIDS là bệnh của người lớn và có thể điều trị dễ dàng.
"Mỗi trẻ đường phố đều có nguy cơ bị lây nhiễm hay có thể lây nhiễm HIV cho người khác", phó giám đốc Trung tâm truyền thông sức khỏe TP HCM Trương Trọng Hoàng đánh giá.
Trẻ đường phố rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS vì không có thông tin, không có kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này. Trong khi cuộc sống các em rất đơn độc, phải ngủ ngoài đường không ai bảo vệ, phải tự tìm kế mưu sinh nên rất dễ bị lôi kéo dụ dỗ sử dụng ma túy, bán thân để kiếm sống và thỏa mãn cơn ghiền. Các em không đủ khả năng tự bảo vệ để tránh khỏi nguy cơ bị lây nhiễm HIV, ông Hoàng giải thích.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 8.500 trẻ em bị nhiễm HIV, đại đa số là trẻ em đường phố. Đây là các trẻ dưới 16 tuổi kiếm sống bằng nhiều cách khác nhau như ăn xin, lượm rác, bán báo, bán vé số, đánh giày, bán hàng rong, làm thuê, trộm cắp, móc túi, bán dâm... Chỉ riêng tại TP HCM có hơn 10.000 trẻ có nguy cơ lây nhiễm vì cuộc sống không an toàn.
"Vì tin vào lời rủ rê nên em mới bị nghiện. Để có tiền thỏa mãn cơn ghiền chuyện gì em cũng làm kể cả đi khách. Khách ta cũng có, khách tây cũng có. Khách muốn sao cũng chiều miễn có tiền", một trẻ nam kể hoàn cảnh dẫn tới con đường nghiện rồi nhiễm HIV của mình.
"Có tiền mua được hàng rồi nhiều khi không dám tới nhà thuốc mua ống chích mà phải lượm ống cũ xài lại. Tụi em thường hùn tiền mua hàng rồi chơi chung với nhau. Tới giờ em mới biết mình đã bị AIDS nhưng cũng hỏng dám nói cho mấy đứa kia biết...", cậu bé nói.
Một số trẻ được các anh chị giáo dục viên hướng dẫn là phải yêu cầu khách dùng bao cao su để tránh lây bệnh cho nhau. Nhưng khi khách không chịu, nhất là khách Tây các em cũng không dám từ chối vì cuộc sống.
Tuy nhiên, các em làm công việc này đều cho rằng, chỉ phải cảnh giác với người lạ chứ không cần cảnh giác với người quen, nhất là "bồ" của nhau. "Khách là khách còn bồ là bồ, khác nhau mà. Hai đứa thương nhau thì dù cho có quan hệ cũng làm gì có bệnh", một em hồn nhiên nói lên suy nghĩ của mình.
Ông Hoàng kể thực tế cho thấy nhiều hoàn cảnh rất đau lòng. Nhiều trẻ biết mình mắc bệnh ở bộ phận sinh dục nhưng không dám đi khám. Có một số em khi biết bộ phận sinh dục có mủ cũng chỉ tự mua thuốc uống hay tới trạm y tế để khám. Phần đông các em không làm gì cả. Vì thế có trẻ bị nhiễm HIV phát bệnh nhưng không nơi nương tựa nên phải ở gầm cầu, xó chợ cho đến chết.
Kiến thức về HIV của trẻ đường phố rất hạn chế. Có đến 20% trên 400 trẻ được hỏi khẳng định AIDS là bệnh của người lớn, trẻ em không bị bệnh AIDS. Các em này cũng cho rằng, bác sĩ nhìn bề ngoài sẽ biết ngay người nào mắc bệnh người nào không và bệnh có thể chữa được... Một số ít trẻ biết về AIDS lại kể không dám ở chung nhóm, không dám tiếp xúc với bạn bị nhiễm HIV...và khẳng định HIV có thể lây qua hắt hơi, uống chung ly nước hoặc bắt tay...
"Điều này cho thấy, hàng nghìn trẻ có nguy cơ nhiễm HIV bất kỳ lúc nào nhưng chưa được quan tâm đúng mức", ông Hoàng kết luận.
Cũng theo ông Hoàng, mặc dù có nhiều dự án và cơ sở chăm sóc dành cho trẻ em đường phố nhưng những hoạt động cụ thể để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tản mạn. Những thông tin, các cuộc thi tìm hiểu về HIV/AIDS mới chỉ tác động đến các nhóm trẻ sống trong các mái ấm nhà mở. Còn các trẻ lang thang trên đường phố, đối tượng thật sự đang tiếp xúc với các nguy cơ vẫn chưa tiếp xúc được với các thông tin này.
Mặt khác, ông Hoàng cho rằng giáo dục viên đường phố vẫn còn thụ động với công tác này. Họ khá e ngại khi phải đối diện với trẻ có nguy cơ bị nhiễm hay đã nhiễm HIV. Và việc nhận chăm sóc trẻ đường phố bị nhiễm HIV cũng chỉ là những tấm lòng hảo tâm của một vài cá nhân chứ chưa có chính sách dành cho đối tượng này. Có một số điểm khám sức khỏe miễn phí nhưng chưa phát huy tác dụng, hoạt động không liên tục, nhân viên y tế không thân thiện...
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00