HIV/AIDS - gánh nặng đè vai phụ nữ cao tuổi Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh họa
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phụ nữ cao tuổi ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, hỗ trợ người có HIV và nuôi dưỡng, giáo dục các cháu mồ côi do AIDS. Theo thông báo của UNAIDS, 90% sự chăm sóc bệnh nhân AIDS diễn ra tại nhà đều do phụ nữ cao tuổi đảm nhiệm.
Rất nhiều phụ nữ cao tuổi là các tuyên truyền viên tích cực trong công cuộc phòng chống AIDS, là những người đáng kính trọng và có uy tín, tiếng nói của họ có tính thuyết phục hơn. Để giúp cho họ giảm bớt khó khăn cả tinh thần lẫn vật chất, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với sự tài trợ của Tổ chức Người cao tuổi quốc tế (HAI) triển khai Dự án “Câu lạc bộ (CLB) đồng cảm người cao tuổi”. Dự án được thí điểm ở 4 tỉnh và thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Ninh với việc thành lập 60 CLB đồng cảm người cao tuổi. Mỗi tỉnh có 15 CLB với 50 thành viên trở lên, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thành viên gia đình họ (những người nhiễm HIV/AIDS), các nhóm người có nguy cơ cao.
CLB còn tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác động của HIV/AIDS đối với người cao tuổi, những người có HIV và các thành viên gia đình họ, giúp họ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cơ sở y tế cũng như biết cách để tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
CLB đồng cảm người cao tuổi hoạt động theo định kỳ mỗi tháng một lần. Đây là một mô hình rất cần thiết và phù hợp với người cao tuổi bị tác động bởi HIV/AIDS nói chung và với phụ nữ cao tuổi nói riêng. CLB trở thành địa chỉ tin cậy để giúp những người có cùng cảnh ngộ, có người thân nhiễm HIV/AIDS hoặc có nguy cơ cao. Ở Hà Nội, trong 15 CLB đã có 4 CLB (Hạ Đình, Nhân Chính, Cổ Nhuế, Thụy Phương) được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội thành lập trên cơ sở từ mô hình CLB “Gia đình phòng chống AIDS”. Ở Quảng Ninh, từ một CLB phụ nữ “Đồng cảm” ở phường Trần Hưng Đạo đến nay đã phát triển được gần 50 CLB, trong đó có 15 CLB Đồng cảm người cao tuổi. Các CLB đã trở thành mái ấm, nơi những người có cùng cảnh ngộ được giãi bày tâm tư, tình cảm của mình và cùng hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Nhiều người nhiễm HIV và gia đình họ khủng hoảng về tinh thần, bị bế tắc không biết chia sẻ cùng ai, sa sút về kinh tế và đời sống, mặc cảm về sự xa lánh, kỳ thị của cộng đồng, đã coi các CLB là chỗ dựa tinh thần cho họ. Thái Nguyên cũng là một trong những tỉnh có tỷ lệ người nghiện và người nhiễm HIV/AIDS cao, vì vậy CLB Đồng cảm người cao tuổi đã thu hút gần 800 người tham gia sinh hoạt. Các CLB đã tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt phong phú như: Tuyên truyền kiến thức phòng, tránh HIV/AIDS, cách chăm sóc người bị nhiễm AIDS... nên đã thu hút các thành viên sinh hoạt ngày càng đông hơn, hoạt động tốt hơn.
Sau khi làm thí điểm tại 4 tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai mô hình các CLB Đồng cảm người cao tuổi trên cả nước.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00