HIV là trở ngại lớn nhất của việc phòng chống lao Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ông Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương cho biết, HIV hủy hoại sức đề kháng của cơ thể, làm những người nhiễm vi trùng Koch dễ phát thành bệnh lao hơn. Ở những người đồng nhiễm HIV/lao, nguy cơ phát triển thành bệnh lao cao gấp 30 lần so với người nhiễm lao đơn thuần.
Đại dịch HIV làm tăng ít nhất 30% số bệnh nhân lao trên toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân lao tăng đáng báo động, hiện đã lên tới 4,3%. Tại 10 tỉnh thành, tỷ lệ này đã vượt trên 5%; trong đó cao nhất là Hải Phòng, Bình Dương, TP HCM và Hà Nội (8-14%). Virus HIV làm tăng nguy cơ tử vong và giảm khả năng chữa khỏi của bệnh nhân lao. Khảo sát tại TP HCM cho thấy, chỉ 50% số bệnh nhân lao nhiễm HIV được điều trị khỏi, trong khi ở những bệnh nhân lao khác, tỷ lệ này xấp xỉ 90%.
Sự gia tăng số người nhiễm HIV làm giảm nghiêm trọng hiệu quả của chương trình phòng chống lao. Theo ông Sỹ, mặc dù liệu pháp DOTS (phương pháp trị lao hiệu quả nhất hiện nay) được bao phủ hầu khắp các địa phương nhưng số người mắc lao được phát hiện vẫn năm sau cao hơn năm trước. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 145.000 bệnh nhân lao mới và căn bệnh này cũng cướp đi sinh mệnh của gần 21.000 người.
Ông Đinh Ngọc Sỹ cho biết, tất cả các bệnh nhân điều trị theo chương trình phòng chống lao đều được cấp thuốc miễn phí. Lâu nay, một số bệnh nhân phàn nàn là vẫn phải bỏ tiền mua thuốc, đó là do họ điều trị ngoài chương trình. Để được cấp thuốc miễn phí, bệnh nhân lao chỉ cần đến cơ sở phòng chống lao cấp quận huyện để đăng ký điều trị.
Ngoài sự gia tăng HIV, tình trạng kháng thuốc cũng là nguyên nhân hàng đầu vô hiệu hóa các nỗ lực thanh toán bệnh lao. Hơn 1/3 số bệnh nhân lao có kháng thuốc và khoảng 3% kháng đa thuốc; hậu quả của việc điều trị không đúng. Ông Đinh Ngọc Sỹ cho biết, quy trình điều trị lao phải kéo dài ít nhất 6 tháng; nhưng bệnh nhân thường bỏ trị sau một thời gian ngắn dùng thuốc khi thấy đã giảm triệu chứng. Và khi bệnh phát trở lại, việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, thậm chí không hiệu quả do vi khuẩn lao đã nhờn với thuốc cũ. Ở những bệnh nhân lao kháng đa thuốc, chi phí chữa bệnh sẽ cao gấp trăm lần so với trường hợp chưa kháng. Ông Sỹ cũng cho biết, việc điều trị không đúng làm cho số người mắc lao mạn tính ngày càng lớn và hiện chưa có đường lối điều trị cho những bệnh nhân này.
Các chuyên gia cũng rất lo ngại về tình hình gia tăng bệnh lao tại các trung tâm giáo dưỡng dành cho người nghiện ma túy và gái mại dâm. Tỷ lệ mắc lao ở đây cao gấp nhiều lần so với cộng đồng, đặc biệt số bệnh nhân kháng thuốc. Các trung tâm này được ví như quả bom về lao, có thể bùng nổ ra cộng đồng nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ và điều trị hiệu quả.
Thanh Nhàn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00