G?n 40% s? tr? b? ?nh hư?ng b? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chỉ mong có bạn chơi, được đến trường học - điều tưởng chừng rất bình thường, nhưng đó lại những khao khát của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Còn chuyện có một gia đình đầy đủ cha mẹ, là điều nằm ngoài tầm tay của những cô bé, cậu bé mới xấp xỉ 10 tuổi đầu có cha mẹ bị nhiễm HIV/AIDS
Ngày 19/1, 60 em nhỏ có cha mẹ nhiễm hoặc đã qua đời vì HIV/AIDS gặp nhau tại diễn đàn "Chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" do Bộ LĐTBXH, Quỹ Cứu trợ trẻ em Anh và Tầm nhìn Thế giới tổ chức. Dương Thị Ngọc - cô bé 12 tuổi, chỉ cao như một học sinh lớp hai, rất rụt rè.
Đã bẩy năm nay, sau khi bố mẹ mất, Ngọc và em trai sống cùng ông bà nội. Vừa đi học, Ngọc vừa đi giúp việc gia đình để có tiền mua sách vở và phụ giúp ông bà. Đến mùa ớt chín, Ngọc đi bẻ quả, mỗi ngày được 10.000đ tiền công. Ông bà vẫn đi làm mướn vắng nhà nên cứ ngơi việc làm thuê, Ngọc lại chạy về nhà chăm em đang bị bệnh. Thế nên, Ngọc chẳng có lúc nào học bài nữa. Cô bé cũng không biết liệu em có được đi học nữa hay không, bởi biết lấy đâu ra tiền và thời gian để học.
Cháu Cao Thị Mỹ Hằng (10 tuổi, ở xã Long Phú, huyện Tân Châu, An Giang) cũng đã mất cả cha lẫn mẹ. Bà ngoại già hơn 70 tuổi, bán vé số nuôi cháu. Nhưng khi bệnh, bà không đi được nữa, nhiều bữa cơm hai bà cháu chẳng có thức ăn nào ngoài hạt muối. Đi học lớp một, bạn cùng lớp bảo Hằng: "Đừng có đụng vào tập viết của tôi", bởi cô giáo dặn thế. Bà ngoại tìm thầy hiệu trưởng kể chuyện và được can thiệp, Hằng mới được các bạn chơi cùng. Nhưng trẻ con hàng xóm thì vẫn không đứa nào chịu đánh bạn với Hằng.
Cuộc sống của tất cả các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tham gia diễn đàn cũng buồn chẳng khác Ngọc và Hằng là mấy. Sáu mươi đứa trẻ, em nào cũng thấp bé, gầy gò hơn tuổi, đều có vẻ già giặn, trưởng thành sớm trước tuổi bởi nhiều em đã mồ côi cả cha mẹ, chịu sự kỳ thị của xã hội, vừa phải tự kiếm sống từ sớm. Theo Bộ Y tế, VN đang có khoảng 2.000 trẻ em nhiễm HIV từ cha mẹ và khoảng 300.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự kỳ thị của cộng đồng, những khó khăn về kinh tế đang đẩy hàng trăm nghìn em nhỏ vào ngưỡng cửa bỏ học, phải tự mình kiếm sống, thậm chí phải đi lang thang, bụi đời và bị lạm dụng.
Theo ông Nguyễn Trọng An - Vụ phó Vụ Trẻ em, Bộ LĐTBXH - trong các trẻ lang thang ở TPHCM, Quảng Ninh... đều có những cháu bị nhiễm HIV. Ngay cả những cháu bé bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS may mắn, được bố mẹ khi còn sống, ông bà hoặc người bảo trợ đưa đi xin học thì không ít trường tìm đủ mọi "cớ" để từ chối: Sợ các phụ huynh khác phản đối, cho rằng trẻ còn nhỏ, xếp cho trẻ ngồi ở một góc lớp, không cho các học sinh khác chơi cùng...
Theo kết quả đánh giá tình hình trẻ em mồ côi và dễ bị tổn thương của Uỷ ban DS - GĐ - TE (trước đây) vừa được công bố tháng 12/2007, tỷ lệ trẻ sống chung với HIV không đến trường là 36%, cao hơn hẳn số trẻ có hoàn cảnh gia đình bình thường (24%). Khi dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lan rộng, xâm nhập và tác động trực tiếp vào các gia đình, trẻ em mồ côi cha mẹ, bị kỳ thị và đứng trên bờ vực phải bỏ học, lang thang sẽ tăng lên nhiều hơn nếu không có các chính sách can thiệp từ góc độ dinh dưỡng, giáo dục, kinh tế, tâm lý...
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00