Giao diện tiếp cận

Gặp nhà sư tư vấn HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Thầy Thích Đàm Nhã đang ngồi làm việc trong phòng tư vấn tại chùa Linh Ứng- Xuân Phương - Từ Liêm- Hà Nội (ảnh: Hồ Vân)

Tôi với thầy dường như có duyên từ kiếp trước, theo cách nói của nhà Phật, khi được hội ngộ khá nhiều lần dưới ngôi cổ tự Linh Ứng. Ít ai ngờ, với vóc người nhỏ nhắn, hiền hậu, thầy lại có thâm niên hơn 5 năm làm tư vấn HIV/AIDS. Mọi người thường gọi thầy thân mật là “Thầy HIV” thay cho pháp danh Thích Đàm Nhã, Trưởng ban Thư ký Phật giáo huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Duyên làm tư vấn viên như duyên về với Phật

Để hẹn nói chuyện với thầy thật khó, với trách nhiệm là Trưởng ban Thư ký Phật giáo huyện Từ Liêm, thầy phải lo rất nhiều công việc cho giáo hội đang mùa trường hạ. Hơn nữa, theo như lời nói đầy khiêm tốn của thầy thì “nhiều người còn làm việc tốt hơn chứ thầy đã làm được việc gì cho đời đâu”. Sau nhiều lần thuyết phục, thầy cũng đồng ý kể cho tôi nghe về cái duyên để trở thành tư vấn viên về HIV, cũng như duyên đến với Phật, bất ngờ nhưng đọng lại ấn tượng thật khó phai trong thầy.

Năm 2004, USAID có dự án đào tạo “Tăng ni Tuệ Tĩnh Đường tham gia chăm sóc hỗ trợ, điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng”. Là một trong những người đầu tiên tham gia chương trình đào tạo từ khi dự án mới đang nằm trên bản thảo, cho đến giờ, thầy là người duy nhất còn tiếp tục tham gia sau khi dự án đã tiến hành được 5 năm.

Thầy vẫn nhớ những ngày bỡ ngỡ bắt tay vào công việc tư vấn, các chuyên gia, y bác sĩ phải giải thích kiến thức về HIV/AIDS cho các thầy cả một ngày trời. Sau đó, lại tổ chức tập huấn suốt một tuần, các thầy mới nắm được những kiến thức cơ bản. Trước đó, thầy không biết gì về HIV/AIDS cũng như những vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng. Thời gian đó, thầy lại học bên Học viện Phật giáo ở Quán Sứ, đi lại cả ngày rất vất vả nhưng thầy không bỏ buổi học nào. Ai cũng bảo thầy hăng hái, xông pha vào những đối tượng có HIV lỡ bị lây thì làm thế nào, nhưng thầy chỉ suy nghĩ một cách giản dị, “người tại gia còn có gia đình, vợ con và những mối lo lắng thường nhật khác. Mình chỉ có một thân, một mình, nếu có bị HIV lây sang cũng chẳng sao”.

Những ngày đầu đi học quả là gian nan, vất vả khi phải tiếp thu những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS. Các thầy trong chùa không quen dùng những từ chuyên dụng nên cứ nhắc đến chuyện quan hệ vợ chồng, bao cao su là xấu hổ, ngại ngùng, đỏ mặt tía tai. Nhưng rồi thầy vẫn phải làm quen và thực hành thành thạo việc đeo bao cao su, sử dụng bơm kim tiêm đúng cách để sau này còn đi hướng dẫn người có HIV/ AIDS. Trong những buổi thực hành, các thầy còn đóng vai tình huống là vợ hoặc chồng của người có HIV và phải giải quyết tình huống thực tế. Ban đầu thì e dè, sợ sệt, ngại ngần, nhưng dần dần, các thầy đã tự tin để có thể tư vấn ngoài cộng đồng.

Lòng thiền không ngại gian nan

Sau khi trở thành chuyên gia tư vấn hoạt động trong dự án, thầy mới thấy hết được những khó khăn khi nhận chức nhà sư tư vấn HIV. Làm việc với người bình thường đã khó, người có HIV còn khó gấp bội vì họ khá bất ổn về tính cách và lối sống. “Mình luôn phải nhẹ nhàng và hoà nhã, tạo sự thân thiện, cởi mở với họ, dù đôi lúc các bạn ấy thất thường tính cách. Có khi các bạn ấy hẹn dẫn mình đi thăm người ốm vào giữa buổi trưa nắng, nhưng chờ mỏi mắt rồi về chứ các bạn ấy không đến. Nhóm các bạn có HIV thường sống sâu trong các khu ngõ, khu ổ chuột, nhiều khi các bạn đồng đẳng dẫn mình đến thăm, mình phải đi sâu vào trong ngõ, trời tối, nhiều bơm kim tiêm. Lúc đó, nếu dẫm phải bơm kim tiêm thì cũng phải chịu nhưng mình không bao giờ từ chối vì mình biết, lúc ấy, người ta đang rất cần sự giúp đỡ của mình”. Thầy Đàm Nhã tâm sự.
Tthuctiphngkhmngytrongcha.jpg picture by giangth
Phòng thuốc Đông y trong nhà chùa phục vụ người bệnh

Có lần, nhóm Tuệ Tĩnh Đường đến thăm trại 09 vào đúng mùa lụt, nước dâng ngập đầu gối. Thầy và mọi người trong đoàn phải xắn quần, lội nước mang đồ vào trong trại. Mấy chú lái xe cứ trêu, “ai mà sây xước da, đừng có lội xuống nước kẻo vi rút phát tán là các thầy nhiễm HIV luôn”. Nhưng chẳng ai ở lại xe mà đều không ngại ngần lội nước vào thăm trại.
 
Khó khăn nhất với thầy có lẽ không phải là sợ bị nhiễm HIV, sợ những cái nhìn trừng trừng của người bị HIV khi đến thăm hay nhiễm các bệnh cơ hội của họ mà sợ không có thời gian giúp đỡ khi các bạn cần. Ngoài ra, kinh phí của dự án chi cho các hoạt động thăm hỏi người có HIV eo hẹp, đa phần người có HIV khó khăn trong cuộc sống nên thầy thường bỏ tiền túi ra hỗ trợ hoặc mua thuốc cho người có HIV. “Cuộc sống của người có HIV rất khó khăn. Thầy không cầm lòng khi tận mắt thấy cuộc sống vất vả của họ, công việc bấp bênh. Giá mà làm được điều gì để giúp đỡ thầy cũng sẵn lòng làm”. Hơn 5 năm làm công tác tư vấn, có những lúc khó khăn, thầy đã tính bỏ dự án, nhưng rồi tinh thần từ bi cứu giúp người bệnh đã tiếp thêm sức lực cho thầy bước tiếp.

Ký ức không quên

Kỷ niệm trong hơn 5 năm hoạt động tư vấn HIV/AIDS của thầy phải kể mấy ngày mới hết. Nhưng thầy nhớ nhất lần tư vấn cho một bạn nhiễm HIV tại cộng đồng. Bạn Phạm Dũng là người nhiễm HIV từ chiêm chích ma tuý. Sau khi ở trại cai nghiện về, Dũng bị mọi người trong làng xa lánh và hắt hủi, anh không thể tâm sự với ai, kể cả mẹ và vợ. Chỉ cần bước ra khỏi nhà là mọi người chỉ trỏ “thằng nghiện, thằng HIV, Dũng HIV”.

Ban đầu thầy tiếp xúc với Dũng, anh cứ nằm trên giường mặc quần đùi, cởi trần, thả màn, quay mặt vào tường và xua đuổi: “Bà về đi, ai cho bà vào đây, bà vào đây làm gì”. Thầy phải đến nhà lần thứ 4, Dũng mới chủ động ngồi dậy nói chuyện. Từ ấy, được lời khuyên hoà nhập cộng đồng của thầy, Dũng không nằm một chỗ chờ chết nữa. “Người ta có thể nói lần 1, lần 2 là “Dũng HIV” nhưng đến lần thứ 3 chắc không ai còn chỉ trỏ và nói Dũng HIV nữa đâu. Đứng dậy mà bước tiếp, tạo cho mình thoải mái, tinh thần mạnh mẽ lên chứ nằm mãi, buông xuôi thế này khổ vợ con lắm”. Vậy mà Dũng nghe lời thầy thật, anh đứng dậy đi ra khỏi nhà tập thể dục, chiều nào cũng qua chùa nói chuyện với thầy. “Cái quan trọng nhất với người HIV là tinh thần thoải mái, không mặc cảm. Không tạo được tinh thần ấy, người ta dễ dàng buông xuôi, chán nản, rút ngắn tuổi thọ của mình”. Thầy Thích Đàm Nhã nói.
 
Thuctiphngtvndodnhtr.jpg picture by giangth
Thuốc tại phòng tư vấn do dự án hỗ trợ người có HIV

Tuy Dũng chỉ sống được thêm 2 năm nhưng thầy rất vui vì mình đã giúp anh cởi bỏ được mặc cảm, tự ti để sống tốt hơn và vực dậy tinh thần cho cả gia đình. Sau này, có nhiều ca tư vấn khác nhưng ấn tượng về Dũng thì khó có thể phai mờ trong thầy. “Người có HIV bản chất là tốt, do lỗi lầm hoặc tai nạn nào đó chứ không ai muốn. Mình cảm phục tinh thần và nghị lực của họ rất nhiều”, thầy tâm sự.

Cái “duyên” khó mà từ bỏ

“Các thầy tình nguyện tham gia vào dự án giúp đỡ và chăm sóc người có HIV là vì môi trường nhà chùa như cái rễ chăm sóc phần Tâm - tinh thần của con người. Các thầy hi vọng, khi người có HIV bước chân vào chùa, tinh thần phải an lạc, thoải mái, tự tin, xoá bỏ mặc cảm và tâm sự hết lòng mình”. Thầy Đàm Nhã nói. Đó cũng là mong muốn của các thầy, những tư vấn viên đang nỗ lực khắc phục khó khăn làm chỗ dựa tinh thần và nơi thổ lộ tâm sự thầm kín của mọi người, dù còn bao gian khổ chờ đón.

Dự án sắp kết thúc, các thành viên đang tất bật chuẩn bị viết chương trình hoạt động trong thời gian tới. Khi tôi hỏi thầy có tiếp tục tham gia dự án nữa không, thầy chỉ cười. “Cũng có nhiều cô chú trên trung tâm phòng chống HIV/AIDS động viên là những ngày đầu gian khó thầy còn vượt qua được, bây giờ mong thầy cứ tham gia tiếp nhưng nhà chùa nhiều việc lắm…”. Nhìn ánh mắt từ bi của thầy tôi biết, dù công việc  nhà chùa có bận bịu, thầy sẽ vẫn tiếp tục tham gia dự án vì thầy luôn mong muốn, sẽ có nhiều người được tiếp cận với tư vấn để hoà nhập cuộc sống, được dùng thuốc trong chùa do Tuệ Tĩnh Đường cung cấp để sống dài hơn và có ích hơn.

Dự án “Tăng ni Tuệ Tĩnh đường tham gia chăm sóc hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng” do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ cho tăng ni trên cả nước để hỗ trợ, tư vấn và chăm sóc người có HIV/AIDS. Tại Hà Nội, chùa Linh Ứng (Xuân Phương, Từ Liêm) và chùa Cửa Bắc là hai ngôi chùa có phòng tư vấn HIV/AIDS tại cộng đồng. Dự án Tuệ Tĩnh mang tên vị Thiền sư Tuệ Tĩnhở  thế kỷ 14 nhằm ghi nhớ công ơn chăm sóc người bệnh và bốc thuốc cho bệnh nhân nghèo của ông. Hiện nay, ngoài phòng tư vấn, chùa Linh Ứng còn có phòng mạch đông y bắt mạch, bốc thuốc phục vụ cho nhiều đối tượng trong đó có người có HIV đến khám và chữa trị.  

 
Linh Mai
Lượt xem: 1137

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 13
Lượt truy cập: 36397461

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik