Dự thảo Luật Phòng chống HIV và ý kiến của người trong cuộc Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Luật pháp bảo vệ quyền bình đẳng cho chúng tôi cũng chính là bảo vệ cộng đồng vì những người có HIV như chúng tôi là một bộ phận của cộng đồng. Chúng tôi cũng mong muốn đuợc lập gia đình, sinh con và được điều trị để kéo dài cuộc sống như những công dân bình thường khác. Mong rằng, những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lí hiểu được những nhu cầu đó. Và chúng tôi rất kỳ vọng vào một bộ luật phòng, chống HIV/AIDS sắp ra đời đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng.
|
Phó chủ nhiệm uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội Tào Hữu Phùng cho rằng: "Cấm những cặp vợ chồng nhiễm HIV sinh con để giảm gánh nặng cho xã hội”. Một số đại biểu bổ sung quy định cấm cả người biết mình nhiễm HIV kết hôn.
Theo chúng tôi được biết quyền được kết hôn, sinh con là một trong những quyền dân sự cơ bản. Mà Việt
ĐB Ngô Thị Minh thì đề nghị "Không cấm sinh con và kết hôn nhưng cần đưa vào luật quy định nghiêm cấm người nhiễm HIV sinh con ra mà bỏ rơi con. Mặt khác, nên bổ sung quy định người sắp kết hôn cũng cần có giấy xét nghiệm HIV để bảo vệ bạn đời và làm yên lòng phía bên kia”.
Chi phí xét nghiệm sẽ rất tốn kém. Vậy ai sẽ chi trả cho việc này. Hơn nữa, việc bắt buộc xét nghiệm HIV trước khi kết hôn không làm giảm lây nhiễm HIV thậm chí còn có tác dụng ngược lại. Nếu họ quan hệ tình dục trước hôn nhân thì việc xét nghiệm có tác dụng gì? Đây là một vấn đề phổ biến, hiện nay. Hôm nay xét nghiệm họ không có HIV nhưng ngày mai họ đi chơi họ lại bị nhiễm. Hoặc trong giai đoạn “cửa sổ” xét nghiệm vẫn âm tính nhưng vẫn làm lây HIV cho bạn tình. Nếu bắt buộc càng làm cho mọi người chủ quan, tạo cảm giác an toàn giả tạo, nghĩ rằng vợ hoặc chồng mình không nhiễm HIV mà không áp dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Thiết nghĩ, từ trước đến nay chúng ta đang cố gấng đẩy mạnh truyền thông và khuyến khích mọi người dùng bao cao su khi chưa chắc chắn rằng mình và bạn tình có bị nhiễm HIV hay không.
ĐB Tào Hữu Phùng lo ngại: "Do trẻ chơi chung có thể cắn nhau, cắn nhau chảy máu rất dễ lây nhiễm HIV mà cả cộng đồng có thể bị tác động xấu! Theo tôi, dứt khoát phải có cơ sở giáo dục riêng cho trẻ em nhiễm HIV".
Chúng tôi muốn hỏi là nếu có xã chỉ có từ một đến hai cháu nhiễm HIV thì cần bao nhiêu tiền để xây trường riêng cũng như xây dựng đội ngũ giáo viên cho các cháu? Tôi cũng chưa nghe thấy có trường hợp nào trẻ em bị lây nhiễm HIV do chơi đùa cả. Thực tế cho thấy những đứa trẻ bị cô lập thì chúng thường trở lên ích kỷ và hung dữ. Chỉ có những trò chơi của người lớn, dù rất nhẹ nhàng và tình cảm, không hề cào cấu hay cắn xé gì lại đang ầm thầm làm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Tiếp theo ý kiến của ĐB Tào Hữu Phùng: "Nếu phải trả toàn bộ chi phí cho người nhiễm HIV thì bảo hiểm không thể có tiền. Cần lấy ý kiến của cơ quan bảo hiểm y tế cho dự luật này. Không thể vì lí do nhân đạo, những nhà làm luật cứ quy định, trong thực tế thì không thể triển khai".
Còn ĐB Hồ Thị Hồng Nhung (Bến Tre) nhìn nhận: "Chỉ nên khoanh việc điều trị HIV miễn phí đối với những người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp, do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ thời kỳ mang thai, trẻ em dưới sáu tháng tuổi. Theo dự luật thuốc kháng virus HIV do ngân sách nhà nước chi trả".
Số người nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp nếu có cũng không đáng kế. Chúng tôi cũng mong muốn được bình đẳng trong điều trị. Chúng tôi được hỗ trợ điều trị thuốc kháng virus ARV sẽ tiết kiệm được chi phí điều trị nhiễm trùng cơ hội, do hệ miễn dịch được hồi phục. Đa số chúng tôi còn rất trẻ, đang trong độ tuổi lao động. Nếu được điều trị thì xã hội cũng không mất đi một lực lượng lao động đông đảo. Chúng tôi có cơ hội tiếp tục lao động và cống hiến cho gia đình và xã hội. Việc điều trị bằng thuốc kháng virus ARV còn làm giảm đáng kể nồng độ virus HIV trong máu. Điều đó, làm hạn chế sự lây nhiễm HIV.
Nguời Việt
Đồng Đức Thành
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00