Đặt cược tình yêu cho ván bài đại học Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
“Nếu cả hai cùng đỗ đại học thì tớ sẽ đồng ý!”
Rồi mọi chuyện sẽ ra sao nếu một đứa đỗ, một đứa trượt, sự kiêu hãnh của Lan sẽ khiến nàng không bao giờ dám gặp Linh nữa, nếu đứa đỗ không phải là Lan. Rồi nó sẽ còn đủ tự tin và nể phục để yêu Linh nếu như người thi trượt là hắn. Vậy điều nó nên làm bây giờ là sẽ nói với Linh rằng nó sẽ đồng ý nhận lời yêu của cậu ấy nếu cả hai đứa đỗ đại học, còn nếu hai đứa mà trượt thì… Thật đáng sợ khi nghĩ đến, nhưng có lẽ là sẽ không bao giờ đến được với nhau.
Nhưng…
Liệu đại học có phải là tất cả cuộc sống của nó? Liệu nó có thể đặt cược tình yêu của mình vào việc thi trượt hay đỗ đại học và sẽ để kết quả kỳ thi đại học quyết định tình cảm của nó với cậu bạn trai mà nó thầm thương nhớ?
Đừng đặt điều kiện nào cho tình yêu
Tùng (ĐH KHXH và NV Hà Nội): Mình cũng đồng tình với ý kiến của các bạn ở trên. Tình yêu không bao giờ có sự suy tính. Nếu bạn gái mình mà đặt ra điều kiện thi đỗ hay một điều kiện nào khác với mình nếu mình không đạt được sẽ chia tay thì mình cũng nên suy nghĩ lại về mối quan hệ này. Mình không bao giờ chấp nhận có điều kiện trong tình yêu.
Hằng ( Khoa Phát hành sách - ĐH Văn hóa Hà Nội): Theo mình nghĩ việc đặt cược tình yêu vào việc đỗ đại học là điều không nên. Nếu hai người yêu nhau thật lòng thì mình nghĩ họ không bao giờ có quyết định như vậy. Nếu đã yêu nhau thì mình nghĩ họ sẽ cùng quyết tâm cố gắng thi cho tốt. Còn việc đỗ hay không thì chẳng ảnh hưởng gì đến tình yêu của họ cả. Như thế mới có thể gọi là tình yêu.
Nhung (Khoa Du Lịch - ĐH KHXH và NV Hà Nội): Mình nghĩ tình yêu học trò rất đẹp. Nhưng nó luôn có tính hai mặt: có thể thúc đẩy việc học tập nhưng cũng có thể làm cho việc học hành bê trễ. Mình nghĩ tình yêu đẹp tuổi học trò phải là một tình yêu gắn với học tập. Nó làm cho hai người cố gắng hơn. Nhưng không phải điều mình muốn bao giờ cũng thành hiện thực. Vì vậy nếu lấy tình yêu ra như một trò cá cược đỏ đen thì không nên. Thi đại học còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, học tài thi phận mà. Nếu yêu nhau mà quyết định như vậy thật đáng buồn. Nó sẽ tạo ra một áp lực cho việc thi cử và cho cả tình yêu của hai người nữa.
Thặng (Trường CĐ Hóa Chất): Theo mình tình yêu thì không nên có điều kiện. Nếu có điều kiện thì đâu còn là tình yêu nữa. Cứ cho là hai người đó đều thi đỗ Đđại học và tiếp tục yêu nhau thì trong tương lai vẫn còn nhiều thử thách khó thực hiện hơn. Liệu một trong hai người có tiếp tục thực hiện được yêu cầu của đối phương hay không? Nếu yêu như thế thì sẽ rất mệt mỏi. Thế nên trước sau gì hai người cũng chia tay.
Loan ( Khoa Anh - ĐH Hà Nội): Mình nghĩ vấn đề này có tính hai mặt. Nếu xét về mặt tốt thì đó là động lực giúp hai người học tốt hơn. Nhưng nếu xét về mặt tiêu cực thì đây là việc lấy tiền tài danh vọng để đo đếm, cá cược tình yêu. Nếu không thành công trong việc thi cử thì thật là…
Tuấn (Khoa Công trình - ĐH Thủy Lợi Hà Nội): Theo mình nghĩ trường hợp này cũng có mặt tốt mặt xấu. Nếu hai người yêu nhau mà chỉ có một người thi đỗ đại học thì cũng có nhiều vấn đề nảy sinh. Cuộc sống Đđại học gặp gỡ với nhiều người, một người ở quê một người ở thành phố như vậy rất bất tiện. Mình nghĩ tốt nhất là hai người cùng đỗ đại học là cách tốt nhất. Nhưng nếu không thi đỗ thì vẫn có thể yêu nhau chứ? Tại sao lại phải chia tay. Như mình và người yêu mình nè. Hihi!
Huyền (Khoa Phát hành sách - ĐH Văn hóa Hà Nội): Theo mình nghĩ để xác định là nên hay không nên làm như vậy thì cũng còn phải tùy theo hướng mà họ suy nghĩ. Nếu hai người yêu nhau thật lòng mà muốn cả hai cùng thi đỗ, lấy tình yêu là động lực thúc đẩy họ thì chẳng phải là quá tốt hay sao? Nhưng hai người đó cũng phải tính đến việc nếu họ không đỗ thì làm thế nào? Nếu hai người mà yêu nhau thực sự mà vì việc không đỗ đại học mà chia tay thì thật đáng tiếc.
* * *
Bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ những suy nghĩ của bạn về vấn đề này bằng cách nhấn vào dòng chữ Trao đổi thảo luận dưới đây, bạn nhé.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00