Đại dịch AIDS 25 năm nhìn lại: Lạc quan nhưng không chắc chắn Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tỉ lệ lây nhiễm HIV đang giảm dần ở Uganda, Zimbabwe, Kenya và vùng thành thị ở Haiti. Đại dịch vẫn tiếp diễn ở Trung Á và Đông Âu song đặc biệt nghiêm trọng ở tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi có tới 60% trong tổng số 40.3 triệu dân nhiễm AIDS.
Cam kết của tổng thống George Bush về khoản tài trợ 15 tỉ đô la trong vòng 5 năm tới nhằm chống lại đại dịch thế kỷ là một tín hiệu đáng mừng cho thấy ngài tổng thống này cuối cùng đã chấp nhận vai trò lãnh đạo của một quốc gia với những ảnh hưởng và nguồn vốn nhất định.
Mỹ là nước dành nhiều tiền hơn bất cứ quốc gia nào khác cho cuộc chiến chống lại HIV/AIDS, khoản tiền này tăng dần theo mỗi đợt ngân sách. Nước này đã tạo được những ảnh hưởng nhất định lên các quốc gia hàng đầu khác như Nhật Bản và Anh, giúp họ tăng cường nỗ lực phòng chống đại dịch.
Tuy nhiên, có thể nói, đó là mặt lạc quan của vấn đề. Còn một vấn đề chúng ta không thể lãng quên được đó chính là cho tới nay, đại dịch đã giết khoảng 25 triệu người. Vì vậy, không thể nói là chúng ta đã chiến thắng được đại dịch thế kỷ.
Gần đây tổ chức y tế thế giới đã công bố việc họ không hoàn thành được mục tiêu quan trọng, sáng kiến “3 by 5” mà theo như dự kiến sẽ điều trị thuốc kháng virus cho 3 triệu người cho tới năm 2005.
Quỹ tòan cầu chống AIDS, lao và sốt rét đang rất cần thêm khoảng 7,1 tỉ đô la Mỹ từ các nguồn tài trợ trên thế giới để duy trì nguồn quỹ và dành chi cho các khoản tài trợ giai đoạn 2006-07.
Khoản tiền mà Quỹ toàn cầu cần cũng chính bằng số tiền mà ông Bush đề xuất chi cho kế hoạch chống dịch cúm gia cầm, loại bệnh cho tới nay đã cướp đi gần 100 người trên toàn thế giới. Trong khi đó, AIDS vẫn tiếp tục là căn bệnh chết người với tỉ lệ tử vong khoảng 8,200 người mỗi ngày, trong đó ít nhất có 1,500 trẻ em.
Không ai cho rằng chúng ta nên phớt lờ nguy cơ của đại dịch cúm gia cầm. Song rõ ràng, cả tám nước giàu nhất thế giới đang cam kết cho tới năm 2015 giảm một nửa số người tử vong vì AIDS, lao và sốt rét và phổ cập hóa toàn cầu công tác điều trị AIDS cho tới năm 2010.
Việc phổ cập công tác điều trị cũng quan trọng như việc giảm được số trường hợp nhiễm mới. Tất cả chúng ta đều hiểu rằng chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh AIDS nhưng đã có những loại thuốc giúp người bệnh đủ sức khỏe để làm việc và giúp đỡ gia đình.
Với khoảng 15 triệu trẻ em dưới 17 tuổi đang phải chịu cảnh mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vì đại dịch thì việc cứu chữa cho những người nhiễm bệnh, giúp những người trong độ tuổi làm cha, làm mẹ có đủ sức khỏe để sống và làm việc là một cuộc đầu tư hết sức nên làm.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00