Cùng hành động vì les Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đối mặt với sự kỳ thị của không ít người trong xã hội và việc làm thế nào để sống thật (lộ diện - come out) có lẽ là hai vấn đề lớn nhất của người đồng tính nói chung và các bạn gái đồng tính nữ (les) nói riêng. Khi thái độ của mọi người còn khắt khe với les thì việc lộ diện của họ dường như gặp không ít trắc trở. Ngoài xu hướng tình dục của mình là khác biệt với phần đa xã hội, họ vẫn là những con người hoàn toàn bình thường, nhưng vì những định kiến đang tồn tại trong xã hội, nên nhiều người trong số họ không có được cuộc sống bình thường như bao người khác.
Giúp cho những người đồng tính nữ có thể tự tin với xu hướng tình dục của mình, được lựa chọn cách sống là mình và thực hiện những quyền cơ bản của con người là việc làm không chỉ của một hai người mà là của toàn cộng đồng xã hội. Nhưng làm thế nào để hỗ trợ các bạn les, đặc biệt là trong việc giảm kỳ thị và hỗ trợ các bạn lộ diện? Làm gì để cuộc sống của các bạn les tốt hơn? Tâm sự bạn trẻ đã có dịp ghi lại những ý kiến của các bạn trẻ dưới đây. Mời các bạn lắng nghe nhé.
Làm gì để giảm kỳ thị les?
“Thực ra vấn đề kỳ thị les là do mọi người không hiểu về les thôi. Mình nghĩ nếu hiểu về les, rằng les là những người bình thường, không phải bệnh, không lây lan thì mọi người sẽ không kỳ thị les nữa” (Hoàng Văn Nam, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).
“Mình thấy báo chí nói nhiều về đồng tính như là sự ăn chơi, đua đòi và nếu ai không hiểu về đồng tính sẽ nói les là tệ nạn. Giảm kỳ thị nên tuyên truyền cho mọi người hiểu về les” (Lê Ngân, sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền).
“Tôi nghĩ bản thân les phải cải thiện hình ảnh của mình. Tôi không thích những người bạn của mình là les vì nhiều khi họ có hành động thái quá, như thể hiện tình cảm của mình chỗ đông người hay quá khích trong các cuộc vui. Đó là hình ảnh phản cảm của bất cứ người nào lần đầu tiên tiếp xúc với les” (Thuý Hường, sinh viên Cao đẳng Nội vụ Hà Nội).
“Tôi cũng có những người bạn là les. Tôi thấy giảm kỳ thị của xã hội với les rất khó khăn vì còn khá nhiều người ác cảm với les. Không hiểu biết, ác cảm, dẫn đến kỳ thị, coi thường les. Tôi nghĩ đó là điều không công bằng vì les là những người bình thường. Thật buồn khi nhiều người hiểu biết lại kỳ thị les” (Nguyễn Xuân Vĩnh, sinh viên ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội).
Để les tự tin come out
“Khi không có sự kỳ thị của mọi người, khi les được nhìn nhận như mọi người thì họ có thể tự tin come out” (Mai Thị Vui, sinh viên Cao đẳng Nội vụ Hà Nội).
“Tôi nghĩ nếu có sự chia sẻ, đồng cảm của gia đình và bạn bè thì họ sẽ tự tin come out. Bản thân bạn bè tôi cũng nói rằng, chỉ cần có người ở bên chia sẻ và công nhận họ, họ sẽ lộ diện” (Nguyễn Xuân Vĩnh, sinh viên ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội).
“Nếu bạn bè của les lộ diện, họ cũng sẽ lộ diện. Nếu bạn bè họ không sợ kỳ thị, họ cũng không sợ kỳ thị nữa. Ý tôi nói là nếu xã hội mở lòng với les, họ sẽ lộ diện và sống như người bình thường mà không sợ điều gì nữa” (Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh viên ĐH Ngoại thương).
“Tôi nghĩ rằng 2, 3 năm nữa les có thể tự tin lộ diện vì xã hội sẽ thay đổi cách nhìn với họ. Bây giờ họ còn gia đình, bạn bè, công việc và sĩ diện của mình nữa. Xã hội không cho họ có quyền tự do làm gì mình thích thì họ có thể làm gì?” (Hoàng Văn Nam, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
Để les có cuộc sống tốt hơn
“Để các bạn les có cuộc sống tốt hơn thì các bạn ấy cần tự tin come out để làm những gì mình muốn và nhận được cảm thông và chia sẻ của mọi người” (Nguyễn Xuân Vĩnh, sinh viên ĐH Mỏ địa chất Hà Nội).
“Được hỗ trợ về tâm lý, tình cảm và nhiều vấn đề khác nữa. Họ phải được hỗ trợ để nhận thấy rằng mình cũng là một người bình thường như bao nhiêu người dị tính” (Vương Thị Nam Giang, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
“Tôi nghĩ nếu chúng ta biết họ cần gì và hỗ trợ thì sẽ tốt hơn. Họ cần lộ diện và sống thật với chính mình thì chúng ta hỗ trợ họ lộ diện bằng các đường dây tư vấn tình cảm. Hay chúng ta có thể tuyên truyền để mọi người có thể chia sẻ và cảm thông với họ. Điều này có vẻ hơi khó đúng không?” (Thanh Nga, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
“Đồng tính là xu hướng tình dục bình thường và les cũng vậy. Nhưng họ không được đối xử công bằng. Hỗ trợ họ có cuộc sống tốt hơn bằng việc giúp họ cởi bỏ tâm tư tình cảm của mình và sống với chính mình sẽ giúp họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội” (Lê Thị Minh, sinh viên Cao đẳng Nội vụ Hà Nội).
“Thử lên các diễn đàn les xem họ cần gì. Quan trọng là chúng ta hiểu họ và giúp họ được hay không. Nói thì dễ lắm nhưng thay đổi quan điểm của xã hội thì cực kỳ khó đấy. Nhất là việc giới trẻ ngày nay có quá nhiều tệ nạn và người lớn cho rằng đồng tính là tệ nạn” (Phùng Thị Thanh An, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).
“Được là chính mình và được mọi người nhìn nhận luôn là phương châm ưa thích của nhiều bạn trẻ. Tôi nghĩ, hãy để cho họ được là chính mình, khát khao, đam mê và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Cái nhìn công bằng và hiểu biết của mọi người sẽ giúp họ có can đảm sống và dám nghĩ cho mình nhiều hơn” (Ánh Nguyệt, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn).
* * *
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Làm thế nào để có buổi hẹn hò vui vẻ mà lại phù hợp? Thứ Bẩy, 12/04/2025, 00:00
- 50 câu hỏi để hiểu rõ hơn về một ai đó Thứ Năm, 10/04/2025, 00:00
- Cần làm gì khi trẻ mắc chứng tự kỷ? Thứ Năm, 03/04/2025, 00:00
- Trẻ tự kỷ: Tại sao sự hỗ trợ của cha mẹ lại quan trọng hơn bao giờ hết? Thứ Tư, 02/04/2025, 00:00
- 7 thói quen giúp ích cho sức khỏe tinh thần của bạn Thứ Hai, 24/03/2025, 00:00
- Bạn có phải là cha mẹ trực thăng không? Thứ Năm, 27/02/2025, 00:00
- 30 mẹo để giành được sự tôn trọng của người khác! Thứ Bẩy, 18/01/2025, 00:00
- Bạo lực tình dục có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe Thứ Sáu, 10/01/2025, 00:00
- 20 Điểm Chung Của Những Người Có Mối Quan Hệ Tuyệt Vời Thứ Ba, 07/01/2025, 00:00
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00