Công bố chủ đề Ngày thế giới phòng, chống AIDS 2009 Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Công bố chủ đề Ngày thế giới phòng, chống AIDS 2009 Công bố chủ đề Ngày thế giới phòng, chống AIDS 2009](https://tamsubantre.org/media/news/Man_congbo2.jpg)
Tiến tới Ngày thế giới phòng, chống AIDS (ngày 1/12) năm nay, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổ chức Chiến dịch Phòng, Chống AIDS Toàn cầu và Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) đã cùng công bố chủ đề cho Ngày Thế giới Phòng, Chống AIDS 2009, là "Tiếp cận phổ cập và Quyền con người".
Chủ đề năm nay được chọn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về bảo vệ các quyền con người và quyền tiếp cận các dịch vụ dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho tất cả mọi người. Chủ đề này cũng được dùng như một lời kêu gọi các quốc gia bãi bỏ các luật mang tính phân biệt đối xử với người sống chung với HIV, phụ nữ và các nhóm ở ngoài rìa xã hội. Qua đây, các quốc gia được kêu gọi sớm hiện thực hóa các cam kết của mình về bảo vệ các quyền con người được đề cập đến trong Tuyên bố Cam kết về HIV/AIDS năm 2001 và Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS năm 2006.
Phát biểu trước thềm lễ công bố tại trụ sở LHQ ở New York, Giám đốc Điều hành UNAIDS ông Michel Sidibé cho biết, “Thực hiện tiếp cận phổ cập về dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ là một quyền con người cấp bách. Điều quan trọng là hành động ứng phó với AIDS toàn cầu phải được đặt trên nền tảng các quyền con người, và sự phân biệt đối xử cũng như các bộ luật mang tính trừng phạt những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV phải được xóa bỏ”.
Nhiều quốc gia hiện vẫn có các luật và chính sách cản trở việc tiếp cận các dịch vụ về HIV và tội phạm hóa những người dễ bị tổn thương nhất bởi HIV. Các luật này gồm luật qui định nam giới tình dục đồng tính, những người chuyển giới và đồng tính nữ là tội phạm; luật qui định người mãi dâm là tội phạm; luật qui định người dùng ma túy là tội phạm và nghiêm cấm các biện pháp giảm thương tổn và liệu pháp thay thế mà họ cần. Đã có 84 quốc gia thông báo có các luật và chính sách cản trở việc dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ hiệu quả cho những nhóm dễ bị tổn thương.
Phát biểu tại thành phố Cape thuộc Nam Phi, Giám đốc Điều hành Tổ chức Chiến dịch Phòng Chống AIDS Toàn cầu ông Marcel van Soest nói, “Dịch AIDS vẫn chưa hết, hàng chục triệu người vẫn đang chịu ảnh hưởng, nhưng những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, gồm người nghèo và những người ở bên rìa xã hội thường không có tiếng nói trong quá trình ra những quyết định lớn và xây dựng luật. Các quyền cơ bản về chăm sóc y tế và sống không bị kỳ thị và phân biệt đối xử của họ cần phải được nâng cao”.
Các quốc gia vẫn đang tiếp tục thông qua và thực thi các bộ luật có phạm vi quá rộng, tội phạm hóa việc lây truyền HIV dù điều này mâu thuẫn trực tiếp với các cam kết của họ về viêc “khuyến khích…một môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi cho việc tự nguyện tiết lộ tình trạng nhiễm HIV một cách an toàn”.
Có 59 quốc gia vẫn còn các bộ luật hạn chế việc nhập cảnh, lưu trú và cư trú của những người sống chung với HIV chỉ vì họ nhiễm HIV, phân biệt đối xử bất chấp quyền được tự do đi lại và làm việc của những người này.
Đồng thời, các luật và qui định bảo vệ người sống chung với HIV khỏi bị phân biệt đối xử và bảo vệ phụ nữ trước bất bình đẳng giới và bạo lực tình dục không được thực hiện hoặc thi hành đầy đủ.
Bà Allyson Leacock, Chủ tịch Tổ chức Chiến dịch Phòng Chống AIDS Toàn cầu cho biết thêm, “Chủ đề Quyền Con người là nói về chúng ta, về các cộng đồng, về những người như tôi và bạn, và các chính phủ của chúng ta đang đưa ra cam kết tôn trọng phẩm giá của những người dễ bị tổn thương và những người đang sống chung với HIV”.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00