Có thể phát hiện sớm ung thư buồng trứng hay không? Thứ Tư, 06/06/2018, 11:00
Do đó, có rất nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện để tìm ra phương pháp chẩn đoán được ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm. Các phương pháp phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Khám phụ khoa thường xuyên:
Khi khám phụ khoa, bác sĩ có thể đánh giá được kích thước, hình dạng cũng như mật độ của buồng trứng và tử cung. Việc thăm khám vùng chậu có thể phát hiện sớm ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm; tuy nhiên, phần lớn các bướu buồng trứng có kích thước nhỏ rất khó phát hiện dù được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên ngành giàu kinh nghiệm.
Đi khám sớm nếu có triệu chứng nghi ngờ
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Ở giai đoạn muộn, bệnh thường có biểu hiện các triệu chứng vay mượn của các cơ quan khác. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: cảm giác bụng to dần hoặc căng tức vùng bụng (do bướu lớn hoặc dịch ổ bụng gây ra), đau bụng, ăn uống khó tiêu hoặc tiểu lắt nhắt. Tuy nhiên các triệu chứng này còn có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác.
Trước khi xuất hiện triệu chứng, bướu có thể đã lan ra khỏi buồng trứng. Ngoài ra, một số loại ung thư buồng trứng có thể lan tràn, gieo rắc các cơ quan lân cận rất nhanh. Việc phát hiện sớm các triệu chứng vẫn có thể giúp chẩn đoán ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm. Nếu các bạn có các triệu chứng trên kéo dài trên vài tuần và không thể giải thích bằng các bệnh lý khác thì bạn phải đi khám ngay, đặc biệt là khám phụ khoa.
Các xét nghiệm dùng để tầm soát ung thư buồng trứng
Các xét nghiệm và khám tầm soát được dùng để phát hiện bệnh trước khi có các triệu chứng lâm sàng. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để phát triển các xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều kết quả khả quan. Siêu âm qua ngả âm đạo và định lượng CA-125 trong máu là hai xét nghiệm thường được sử dụng để tầm soát ung thư buồng trứng.
Siêu âm qua ngả âm đạo là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm phát ra từ đầu dò đặt trong âm đạo để khảo sát tử cung, vòi trứng và buồng trứng. Kỹ thuật này có thể phát hiện được bướu buồng trứng nhưng đôi lúc lại không thể phân biệt đây là bướu lành hay bướu ác. Do đó nếu dùng siêu âm để tầm soát ung thư buồng trứng sẽ phát hiện nhiều trường hợp bướu lành hơn là ung thư.
CA-125 là một protein có trong máu. CA-125 thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Xét nghiệm này thường có ích trong việc theo dõi sau điều trị ung thư buồng trứng vì nồng độ CA-125 trong máu thường giảm sau điều trị và sẽ có khuynh hướng tăng trở lại khi bệnh tái phát. Tuy nhiên, định lượng CA-125 trong máu không phải là một xét nghiệm có giá trị trong tầm soát ung thư buồng trứng.
Nguyên nhân là do CA-125 có thể tăng trong một số bệnh lý khác ngoài ung thư buồng trứng, bao gồm: lạc nội mạc tử cung, bướu sợi tử cung, xơ gan, viêm nhiễm vùng chậu hoặc trong các bệnh lý ung thư khác như ung thư nội mạc tử cung, vú, phổi và tụy…
Ở những phụ nữ không có bướu buồng trứng, việc tăng CA-125 trong máu thường là do các nguyên nhân khác chứ không phải do ung thư buồng trứng. Ngược lại, không phải tất cả bệnh nhân ung thư buồng trứng đều có nồng độ CA-125 tăng cao.
Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng siêu âm qua ngả âm đạo và định lượng CA-125 trong máu để tầm soát ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ trung bình sẽ dẫn đến việc thực hiện nhiều xét nghiệm và phẫu thuật không cần thiết nhưng lại không làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư buồng trứng.
Vì những lý do nói trên, hiện nay hầu hết các tổ chức y khoa danh tiếng trên thế giới đều không khuyến cáo sử dụng hai xét nghiệm trên để tầm soát ung thư buồng trứng; có thể sử dụng các xét nghiệm trên để tầm soát ung thư buồng trứng ở những người có nguy cơ cao như có tiền căn gia đình bị ung thư vú, buồng trứng, đột biến gen BRCA1-2 và Hội chứng Lynch.
Theo Suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Vợ chồng Ấn Độ kiện con trai và con dâu vì không sinh cháu Thứ Ba, 17/05/2022, 17:00
- Nỗi khổ của thanh niên 30 tuổi đi hiến tinh trùng khắp thế giới Thứ Sáu, 13/05/2022, 10:00
- Cặp vợ chồng ở Nhật cứ 3 năm ly hôn một lần Thứ Sáu, 29/04/2022, 09:00
- Người mẹ 5 con mỗi năm chỉ đi chợ 2 lần Thứ Sáu, 04/03/2022, 11:00
- Một người đàn ông dương tính với Covid-19 tới 78 lần Thứ Ba, 22/02/2022, 15:00
- Người mẹ 54 tuổi mang thai giúp con gái không có tử cung Thứ Ba, 08/02/2022, 15:00
- Người phụ nữ tìm được con ruột dù chưa từng mang thai Thứ Tư, 26/01/2022, 16:00
- Căn bệnh lạ khiến người phụ nữ lăn ra ngủ bất cứ khi nào cô ấy cười Thứ Ba, 04/01/2022, 16:00
- Cặp song sinh chào đời vào hai năm khác nhau 2021 và 2022 Thứ Ba, 04/01/2022, 15:00
- Nhau thai bị sót trong tử cung tận 1 tháng sau sinh Thứ Ba, 19/10/2021, 14:09
Các tin khác
- 8 dấu hiệu cảnh báo tình trạng tiền mãn kinh đang rình rập mà phụ nữ ngoài 30 cần nhận ra ngay Thứ Ba, 05/06/2018, 14:00
- 22 bức ảnh vui nhộn trong cuộc thi ảnh động vật hài hước 2018 Thứ Sáu, 01/06/2018, 11:30
- Dầu thừa tiết quá nhiều trên da mặt có thể tiết lộ nhiều điều liên quan đến sức khỏe của chúng ta Thứ Tư, 30/05/2018, 10:35
- Cụ bà 70 tuổi tuyên bố đang mang thai con thứ 8 Thứ Sáu, 25/05/2018, 08:30
- 5 loại vitamin giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả Thứ Tư, 23/05/2018, 09:28
- Nếu không muốn còn trẻ đã mắc bệnh tim thì hãy làm ngay những việc này từ tuổi 20 Thứ Ba, 15/05/2018, 13:00
- Bạn có nhận ra "Phía Trước Là Bầu Trời" bỗng dưng gây sốt trở lại ở thời điểm không thể phù hợp hơn? Thứ Tư, 02/05/2018, 19:09
- Bật cười với những hình ảnh cực độc về loài khỉ Thứ Hai, 02/04/2018, 19:00
- Nếu hôm nay là một ngày tồi tệ thì hãy xem loạt ảnh này, bạn sẽ thấy khá lên ngay Thứ Tư, 14/03/2018, 08:39
- Chuyện người đàn ông bị viên đạn găm trong cơ thể hơn 40 năm Thứ Tư, 28/02/2018, 20:25
- Phim cổ trang "no gạch" vì thoại đi trước, người... lả lướt theo sau Thứ Ba, 16/01/2018, 14:00
- “Ông cụ phóng xạ” nổi tiếng của nước Nhật Thứ Hai, 15/01/2018, 21:01