Chuyện về em Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Em không còn là cô bé Thu xinh xắn, dễ thương như ngày nào còn ở trên trung tâm, đến nỗi tôi không còn nhận ra em khi gặp lại. Phải chăng căn bệnh AIDS chết người kia đang dần huỷ hoại con người em?
Tôi nhớ em bởi nụ cười luôn thường trực trên môi, lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ không như những học viên khác ở Trung tâm. Sau những giờ lao động vất vả, chị em lại có dịp tâm sự với nhau. Em kể cho tôi nghe chuyện gia đình mình, về bản thân và cuộc sống hiện tại của em ở Đội. Em sinh năm 1983 ở Hà Nội và sống cùng cha mẹ. Tuổi mới lớn, em ham chơi chẳng nghĩ gì. Rồi em bị một gã đàn ông cưỡng hiếp khi chưa tới tuổi vị thành niên. Đau đớn, tuyệt vọng, em lao vào sử dụng ma tuý tìm nguồn vui để quên đi quá khứ. Và khi đã bị lệ thuộc vào ma tuý, gia đình không chấp nhận thì em phải đi hành nghề mại dâm. Cuộc sống cứ vậy, ngày qua ngày, cuối cùng em bị bắt và bị đưa lên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số II Yên Bài – Ba Vì. Và rồi, cái giá em phải trả thật quá đắt cho những việc mình đã làm: Em đã nhiễm HIV dương tính sau lần xét nghiệm tại Trung tâm. Nghe em tâm sự mà tôi thấy lòng mình xót xa: “Chị ơi, đã bao lần em cố nén lòng mà sao nước mắt vẫn cứ rơi. Cứ nghĩ tới em lại thấy tủi thân vì tuổi đời của em còn ít quá. Chị em ở đây còn có gia đình, người thân quan tâm động viên, còn em thì không!”
Tôi hiểu những lời em nói và càng thấy thương em hơn. Tôi cũng như em thôi, chẳng biết giúp gì cho em ngoài những lời động viên an ủi. Một năm lao động, học tập, chữa bệnh bắt buộc của em rồi cũng hết. Ngày trở về em nói với tôi rằng không biết rồi em sẽ đi đâu, về đâu. Tôi lo lắng cho em, liệu cuộc đời em sẽ ra sao nếu gia đình em không chấp nhận em quay về?
Tôi vẫn tiếp tục ở lại Trung tâm làm việc hợp đồng ở khu Y tế. Tôi vẫn hỏi thăm mọi người mới lên Trung tâm về tin tức của em. Tôi biết em không về nhà, hiện vẫn đang hành nghề mại dâm ở bên xe Giáp Bát và vẫn tiếp tục sử dụng ma tuý. Tôi thấy lòng mình nặng trĩu, chỉ còn biết im lặng để chia sẻ cùng em.
Rồi điều tôi lo lắng đã trở thành sự thật. Em bị bắt lên Trung tâm đến 3 lần. Tại sao? Tại sao? Câu hỏi đó cứ xoáy sâu trong đầu tôi về em, về cuộc đời, số phận của một con người. Tôi chỉ biết và hiểu một điều rằng khi trở về xã hội, em không có nơi ở, không có việc làm để ổn định cuộc sống và em lại trượt dài trên con đường cũ không lối thoát. Lần thứ 3, ở được Trung tâm hơn 6 tháng thì em được Ban Giám đốc cho về trước thời hạn bắt buộc vì em không còn đủ sức khoẻ lao động. Em bị dịch tràn màng phổi, phải ở dưới khu Y tế điều trị. Nhìn em buồn và mệt mỏi, tôi cũng lại chỉ biết an ủi động viên em cố gắng điều trị cho mau lành bệnh.
Em trở về xã hội được hơn tháng thì tôi cũng xin thôi làm việc hợp đồng cho Trung tâm. Những ngày đầu mới về, tôi cũng đã xin việc làm ở một số nơi mà không được. Cuối cùng, tôi tham gia vào nhóm những người nhiễm hoạt động tự lực có tên gọi “Vì ngày mai tươi sáng”. Sau một buổi học Tiếng Anh ở văn phòng, khi về qua bến xe Giáp Bát tôi có gặp một số người mà trước đây họ đã từng sống ở trung tâm. Họ kể cho tôi nghe rất nhiều về em và chỉ chỗ em đang sống. Tìm em nơi bến xe, hỏi mãi tôi mới đến được nơi em ngồi. Đấy có phải là em không? Tôi không nhận ra. Chỉ đến khi khóc, gọi tên tôi : “Chị L ơi…”… Trước mắt tôi em gầy gò nhỏ bé như một cành khô không còn sức sống. Em trơ trọi, cô đơn giữa bao người, không một lời hỏi han, không sự quan tâm. Em nấc lên trong tiếng khóc: “Chị ơi, em khổ quá! Kể cả em có tiền cũng chẳng ai bán cho em ăn vì người ta sợ…”. “Vậy bây giờ em ăn như thế nào?”, “Các chị đi làm về (đi làm mại dâm), cho em ăn gì thì em ăn cái đó, nếu không em đã chết mất rồi”. Tôi không dám khóc trước mặt em, sợ rằng nếu thêm cả tôi khóc thì sẽ càng làm em đau khổ hơn. Tôi mua đồ ăn cho em rồi về mà lòng đau xót. Mạng sống của em chỉ còn tính bằng ngày thôi, nhưng em không có gia đình, không nơi nương tựa chăm sóc… không có tiền để ăn chứ nói gì đến thuốc men. Em sẽ ra sao??? Tôi không dám nghĩ đến nữa.
Tôi hiểu những lời em nói và càng thấy thương em hơn. Tôi cũng như em thôi, chẳng biết giúp gì cho em ngoài những lời động viên an ủi. Một năm lao động, học tập, chữa bệnh bắt buộc của em rồi cũng hết. Ngày trở về em nói với tôi rằng không biết rồi em sẽ đi đâu, về đâu. Tôi lo lắng cho em, liệu cuộc đời em sẽ ra sao nếu gia đình em không chấp nhận em quay về?
Tôi vẫn tiếp tục ở lại Trung tâm làm việc hợp đồng ở khu Y tế. Tôi vẫn hỏi thăm mọi người mới lên Trung tâm về tin tức của em. Tôi biết em không về nhà, hiện vẫn đang hành nghề mại dâm ở bên xe Giáp Bát và vẫn tiếp tục sử dụng ma tuý. Tôi thấy lòng mình nặng trĩu, chỉ còn biết im lặng để chia sẻ cùng em.
Rồi điều tôi lo lắng đã trở thành sự thật. Em bị bắt lên Trung tâm đến 3 lần. Tại sao? Tại sao? Câu hỏi đó cứ xoáy sâu trong đầu tôi về em, về cuộc đời, số phận của một con người. Tôi chỉ biết và hiểu một điều rằng khi trở về xã hội, em không có nơi ở, không có việc làm để ổn định cuộc sống và em lại trượt dài trên con đường cũ không lối thoát. Lần thứ 3, ở được Trung tâm hơn 6 tháng thì em được Ban Giám đốc cho về trước thời hạn bắt buộc vì em không còn đủ sức khoẻ lao động. Em bị dịch tràn màng phổi, phải ở dưới khu Y tế điều trị. Nhìn em buồn và mệt mỏi, tôi cũng lại chỉ biết an ủi động viên em cố gắng điều trị cho mau lành bệnh.
Em trở về xã hội được hơn tháng thì tôi cũng xin thôi làm việc hợp đồng cho Trung tâm. Những ngày đầu mới về, tôi cũng đã xin việc làm ở một số nơi mà không được. Cuối cùng, tôi tham gia vào nhóm những người nhiễm hoạt động tự lực có tên gọi “Vì ngày mai tươi sáng”. Sau một buổi học Tiếng Anh ở văn phòng, khi về qua bến xe Giáp Bát tôi có gặp một số người mà trước đây họ đã từng sống ở trung tâm. Họ kể cho tôi nghe rất nhiều về em và chỉ chỗ em đang sống. Tìm em nơi bến xe, hỏi mãi tôi mới đến được nơi em ngồi. Đấy có phải là em không? Tôi không nhận ra. Chỉ đến khi khóc, gọi tên tôi : “Chị L ơi…”… Trước mắt tôi em gầy gò nhỏ bé như một cành khô không còn sức sống. Em trơ trọi, cô đơn giữa bao người, không một lời hỏi han, không sự quan tâm. Em nấc lên trong tiếng khóc: “Chị ơi, em khổ quá! Kể cả em có tiền cũng chẳng ai bán cho em ăn vì người ta sợ…”. “Vậy bây giờ em ăn như thế nào?”, “Các chị đi làm về (đi làm mại dâm), cho em ăn gì thì em ăn cái đó, nếu không em đã chết mất rồi”. Tôi không dám khóc trước mặt em, sợ rằng nếu thêm cả tôi khóc thì sẽ càng làm em đau khổ hơn. Tôi mua đồ ăn cho em rồi về mà lòng đau xót. Mạng sống của em chỉ còn tính bằng ngày thôi, nhưng em không có gia đình, không nơi nương tựa chăm sóc… không có tiền để ăn chứ nói gì đến thuốc men. Em sẽ ra sao??? Tôi không dám nghĩ đến nữa.
Lượt xem: 2183
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00