Chương trình giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Trong chương trình Giảm thiểu tác hại liên quan đến HIV/AIDS này, những người đã từng có quá khứ tiêm chích ma tuý (IDU) hay làm nghề mại dâm (SW) được đào tạo kiến thức về HIV/AIDS và những kỹ năng giao tiếp khác. Với kiến thức và lòng nhiệt tình, họ đi tới những khu vực nhạy cảm với vấn đề lây nhiễm HIV, gặp gỡ những IDU và SW khác, tuyên truyền giúp cho họ hiểu hơn về đại dịch này để từ đó có những hành vi an toàn cho bản thân cũng như cho người khác. Những nhân viên tiếp cận cộng đồng này còn là cầu nối cho những người có nguy cơ nhiễm HIV đến với các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí, giấu tên cũng như các cơ sở y tế, xã hội cần thiết khác, được phát bao cao su, thuốc tẩy trùng miễn phí. Họ cũng góp phần làm sạch môi trường bằng hoạt động thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng, tránh cho người khác, đặc biệt là trẻ em giẫm phải.
Cho dù đã từng là IDU hay SW, nhưng khi tiếp xúc với nhóm đối tượng này họ cũng gặp không ít khó khăn, đó là sự kỳ thị từ phía gia đình khách hàng. Hầu hết thân nhân của những đối tượng này khi được các thành viên tìm đến tiếp xúc đều lo ngại, nghi ngờ con mình bị lôi kéo vào những hoạt động xấu. Đôi khi họ còn gặp phải sự mắng mỏ, thậm chí là xua đuổi vì hiểu lầm. Thuyết phục được những khách hàng để có sự hợp tác cũng là một việc vô cùng khó khăn vì những đặc thù riêng của đối tượng. Thêm vào đó, có những người tuy đã hiểu được mục tiêu của dự án, nhưng có những quan điểm trái ngược nên đã không ủng hộ cho hoạt động này. Đây là những khó khăn gây cản trở không nhỏ trong hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng cũng như của chương trình giảm thiểu tác hại.
Trên thực tế, bằng chứng thực tiễn tại nhiều nước đã cho thấy rất rõ hiệu quả của các chương trình giảm tác hại. Số liệu thu thập được từ 29 thành phố trên thế giới có triển khai chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch cho người tiêm chích ma tuý thì tỷ lệ nhiễm HIV đã giảm 5,8 %, trong khi ở 52 thành phố không thực hiện chương trình này, con số đó đã tăng 5,9 %. Chỉ riêng ở Úc, đến năm 2000 đã phòng tránh được 25.000 trường hợp nhiễm HIV và 21.000 trường hợp nhiễm viêm gan siêu vi C từ những chương trình này.
Nhận thấy được những tác động tích cực như vậy, trong một bài phát biểu của mình, TS. Đàm Viết Cương, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách y tế khẳng định: trong năm 2005 này Viện dự kiến sẽ đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu, phát triển chính sách sức khoẻ cộng đồng và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, góp phần thể chế hoá việc triển khai Chiến lược vào thực tiễn trên một phạm vi rộng lớn. Đây chắc chắn sẽ là một tương lai với những hy vọng sáng sủa hơn trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Hoàng Hiệp
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00