Chiếc hộp thời gian Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cậu là một thanh niên yêu đời, thân thiện, luôn đối xử tốt với tất cả mọi người. Tụi nhỏ chúng tôi và mọi người đều yêu quý cậu. Khi cậu mất ai nấy đều thương xót. Vài ngày đầu tôi thường đóng cửa phòng, ở trong đó một mình. Cũng từ ngày đó tôi luôn cố gắng để mình không bị bệnh, không phải uống thuốc. Không ai để ý đến sự thay đổi này của tôi. Nhưng ông ngoại thì nhìn thấy.
Trong ngày giỗ đầu của cậu, tôi hỏi ông:
_Cậu bị bệnh gì hả ông?
_Đó là căn bệnh nan y, không thể chữa trị được nữa.
Im lặng một lúc lâu ông hỏi:
_Hình như cháu có điều gì muốn nói
_Ông ơi, cháu cứ nghĩ chỉ có người già mới chết thôi, nhưng cậu thì còn trẻ mà cũng phải chết. Cháu sợ…
_Cháu sợ điều gì?
_Cháu không biết, hình như cậu còn rất nhiều thứ muốn làm đó ông
_Phải. Nhưng chắc chắn cậu của cháu cũng không có gì phải hối hận
_Là sao ông?
Ông không trả lời tôi mà hỏi:
_Cháu có muốn lưu giữ thời gian không?
_Thời gian thì làm sao mà giữ hả ông? Tôi bật cười
_Sao lại không. Ông đứng dậy lục trong ngăn tủ khóa kín ra hai chiếc hộp gỗ to khá đẹp trao cho tôi. Giọng ông run run:
_Đây là hai báu vật duy nhất còn lại của cậu cháu đấy. Cháu mở ra đi
Tôi với tay lấy đại một cái được buộc nơ, nhưng ông ngăn lại:
_Khoan mở cái này trước đi
Tôi mở ra, trong đó rỗng không, chỉ có vài mảnh giấy trắng nhỏ gấp tư
_Rồi mở cái này đi
Cái hộp đầy những mảnh giấy nhỏ nhưng nó có chữ. Đó là nét chữ của cậu. Tôi mở một vài cái ở trên: ngày, tháng, năm, hôm nay mình đã hoàn thành xong bài viết đó; ngày, tháng, năm, cậu bé cùng phòng bệnh đã chịu cười, …
_Đây là….?
_Cháu mang về xem rồi tới gặp ông khi nào cháu muốn biết
Hôm sau tôi đến gặp ông.
_Cháu đã đọc hết sau 1 ngày 1 đêm sao?
_Dạ vâng
Không nhìn tôi, ông nói:
_Khi cậu cháu còn nhỏ, ông đã bày cho cậu cháu làm những chiếc hộp này để nhốt thời gian lại. Lúc đó cậu cháu cũng chỉ xem đó là trò con nít, vui mừng khi khoe một mảnh giấy làm việc tốt thì được thưởng quà. Sau này lớn lên cậu dần hiểu được điều ông muốn nói thì cũng là lúc phát hiện mình mắc bệnh nan y. Cậu cháu đã không hề sợ hãi, chán nản khi gặp bệnh tật mà luôn cố gắng làm cho cái hộp này đầy lên. Những mảnh giấy trắng này là những ngày cậu cháu không làm được điều gì có ích. Nó rất ít phải không? Còn chiếc hộp này là ngược lại.
Tôi thấy ông khóc, tôi cũng khóc theo. Tôi ôm chiếc hộp về nhà và tự hứa sẽ làm những chiếc hộp như của cậu. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao lúc biết mình bị bệnh nặng mà cậu tôi vẫn vui vẻ đến vậy, vẫn làm việc miệt mài không ngơi nghỉ. Khi mất gương mặt cậu cũng rất thanh thản. Phải, thời gian mà chúng ta sống, không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được. Trong 30 năm cuộc đời, cậu tôi đã không sống hoài sống phí dù chỉ là một giây. Vậy cũng đã đủ cho một cuộc đời rồi.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00