Châu Á : Thiếu nhân viên y tế điều trị bệnh nhân AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Châu Á hiện có khoảng 7,4 triệu người nhiễm HIV, trong đó 1,3 triệu người cần các loại thuốc chống HIV, nhưng mới chỉ chưa đầy 100 nghìn người nhận được các loại thuốc này, báo cáo của Hiệp hội Nghiên cứu AIDS của Mỹ công bố ngày 7.7 trước thềm Hội nghị Quốc tế về HIV/AIDS tại Bangkok, Thái Lan, cho hay. Trung Quốc có khoảng 840 nghìn người bị nhiễm HIV, nhưng chỉ có gần 200 bác sĩ được đào tạo về điều trị HIV/AIDS. Ấn Độ, nước sẽ vượt Nam Phi về số người nhiễm HIV vào năm 2006, chỉ có khoảng 550 bác sĩ chuyên về AIDS, tức là cứ 10 nghìn người nhiễm HIV thì mới có một bác sĩ điều trị. Theo báo cáo thì tỉ lệ này ở Việt Nam là 11.250 bệnh nhân/1 bác sĩ. Nhiều nhân viên điều trị HIV/AIDS mới chỉ đơn giản thực hiện nhiệm vụ phát thuốc cho bệnh nhân, ngoài ra không biết gì thêm.
Giá thuốc chống HIV đã giảm, từ 10 - 12 nghìn USD/người/năm hồi năm 2000 xuống còn khoảng 150 USD như hiện nay, chủ yếu là nhờ áp lực cạnh tranh của các loại thuốc nhái mà các nước cho phép tự sản xuất theo công thức bào chế của các hãng lớn. Nhưng dù là thuốc chính hãng hay thuốc nhái thì cũng cần được chỉ định sử dụng một cách hợp lý, bởi nếu không có sự phối hợp đúng giữa các loại thuốc, thì sự phát triển của virus sẽ không được ngăn chặn, đồng thời bệnh nhân sẽ phải chịu những hiệu ứng phụ.
Bên cạnh đó, những viên thuốc này phải được sử dụng rất nghiêm ngặt, chứ không phải mạnh ai nấy uống, bệnh nhân phải được thường xuyên thử máu và đếm virus để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp. Sẽ là tai hoạ nếu bệnh nhân tự mình đi mua thuốc và điều trị giống như hiện trạng đang lan tràn tại Châu Á. "Hiệu quả của việc tự chữa bệnh AIDS là rất thảm khốc, bởi nếu không được điều trị đúng cách, HIV sẽ tự biến đổi để kháng thuốc" - báo cáo nhấn mạnh. Đó là chưa kể đến việc người bệnh có thể uống đúng hỗn hợp và liều lượng thuốc, nhưng rất có thể loại thuốc mà họ mua lại không đáng tin cậy, nên không có hiệu quả.
Hiện nay 27 hãng dược của 8 nước ở Châu Á sản xuất thuốc nhái, trong khi tại Mỹ Latinh có 4 hãng và Châu Phi chỉ có 1 hãng. Nhưng chỉ có sản phẩm của ba trong số 27 hãng này (Cipla Ltd., Ranbaxy Laboratories Ltd. và Hetero Drugs Ltd./Genix Pharma Ltd. - tất cả đều của ấn Độ) là được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận chất lượng. Sản phẩm của 24 hãng còn lại hoặc do chưa được WHO kiểm nghiệm, hoặc không đáp ứng đủ điều kiện mà WHO đưa ra.
Thế Hưng
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00