Chạm tới bầu trời Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nếu tôi có thể tặng cho con cái mình bất kỳ món quà gì, tôi tin rằng tôi sẽ muốn cho chúng niềm đam mê và nhiệt tình trong những việc chúng làm. Bởi vì nếu chúng ta có thể sống từ trái tim, chắc chắn chúng ta sẽ chạm được tới bầu trời...
Không phải lúc nào chúng ta cũng có được những kết quả mình muốn. Tôi đã đọc một câu chuyện kể rằng vài năm về trước, một doanh nhân người Ucraina mua cho mỗi nhân viên của mình một cái máy nhắn tin làm quà tặng Năm Mới. Khi ông đi từ cửa hàng về thì những cái máy nhắn tin này khiến ông bị đâm xe. Bởi vì ngay khi ông chuẩn bị rẽ vào công ty mình, thì cả 50 cái máy nhắn tin ông để ở ghế sau xe ô tô bỗng nhiên đồng loạt kêu ré lên. Ông giật mình hoảng hốt đến độ buông tay ra khỏi vô-lăng và chiếc xe đâm vào một cột đèn đường.
Sau khi xem xét những thiệt hại của chiếc xe, vị doanh nhân này mới mở những chiếc máy nhắn tin xem có tin gì. Hóa ra, tất cả đều là cùng một tin nhắn: “Chúc mừng quý khách đã đăng ký dịch vụ thành công”. Lời chào vui mừng của công ty dịch vụ viễn thông đã không đem đến sự hài lòng cho khách hàng như họ kỳ vọng. Thế nhưng, nó chứng minh được một điều quan trọng: Bằng cách này hay cách khác, mọi người vẫn để ý thấy sự nhiệt tình của bạn. Và bằng cách này hay cách khác, họ sẽ có những hồi đáp.
Một câu chuyện khác kể rằng, một nhà soạn kịch người Mỹ có tham gia vào một khóa học tôn giáo, và giống như bất kỳ người nào mới khám phá ra được điều gì đó mới mẻ, cô rất hào hứng, phấn khích và thường thể hiện ra ngay trong câu chuyện của mình.
Có lần, một phóng viên thấy cô đang say sưa nói chuyện với một người vốn là giảng viên lâu năm về tôn giáo, mặc dù chưa bao giờ dạy khóa học của nhà soạn kịch kia. Anh phóng viên rất tò mò không biết hai người này nói những chuyện gì. Khi đi ngang qua, anh nghe thấy vị giảng viên nói với nhà soạn kịch: “Cảm ơn cô đã khuyên, nhưng tôi đã từng tham gia khóa học tôn giáo đó rồi mà”. Hóa ra, nhà soạn kịch nhiệt tình đến mức mời cả vị giảng viên tham gia cùng khóa học với mình, vì cô không biết rằng ông ấy đã là một giảng viên kỳ cựu về tôn giáo... Nhưng bạn hẳn là đánh giá cao niềm đam mê và nhiệt tình của cô ấy.
Tôi luôn bị thu hút bởi những người có đam mê và nhiệt tình – những người sống cuộc sống của mình một cách trọn vẹn và nồng nhiệt. Như một con côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng, tôi cũng bị thu hút bởi nguồn năng lượng và sức sống của họ. Tôi thực sự CẢM THấy sống động hơn khi ở bên cạnh những con người năng nổ. Tôi thích ở gần họ và hy vọng một phần nhiệt tình của họ có thể được truyền sang mình.
Có thể giống như nhà thơ Rumi đã nói: “Chỉ có từ trái tim, bạn mới chạm được đến bầu trời”. Thường thì người ta dành hầu hết thời gian để sống theo cái đầu. Nhưng chỉ có từ trái tim, bạn mới cảm thấy được niềm đam mê và nhiệt tình sâu sắc nhất, bạn mới cảm thấy bất kỳ điều gì cũng là có thể. Và thực tế là, những ý tưởng tốt mới chỉ là phần khởi đầu. Chính những con người có đam mê thì cuối cùng mới tạo nên điều khác biệt.
Theodor Seuss Geisel (Dr. Seuss) có một ý tưởng rất hay về một kiểu sách mới cho trẻ em – với những hình minh họa sống động, những nhân vật lạ lùng và cách viết hài hước. Sự nhiệt tình khiến ông viết một bài thơ mà sau đó trở thành cuốn sách đầu tiên của ông. Nhưng có vẻ như chẳng ai muốn phát hành nó cả. Seuss rất mê viết lách, nhưng ông nhận ra rằng cũng cần thêm một nguồn năng lượng và lòng nhiệt tình lớn tương tự nếu ông muốn cuốn sách của mình được phát hành. Ông miệt mài gửi cuốn sách của mình tới tất cả các nhà xuất bản mà ông biết. Phải gửi đến 20 lần thì cơ hội mới tới. Có một ý tưởng tuyệt vời vẫn là chưa đủ; chính niềm đam mê và nhiệt tình của ông mới tạo nên sự khác biệt.
Charles Goodyear đã tiêu đến đồng xu cuối cùng trong túi trong suốt 5 năm liền để đổ vào những thí nghiệm nhằm thử và phát triển cao su lưu hóa. Ông phải sống trong cảnh nghèo khó suốt những năm đó, và sống chủ yếu nhờ nhiệt huyết của mình. Cuối cùng thì ông cũng thành công, không phải vì ông có một ý tưởng tốt về những mục đích sử dụng quan trọng cho các sản phẩm cao su loại bền, nhưng còn vì những nỗ lực mà ông dành cho các thí nghiệm của mình. Ý tưởng tốt của ông là không đủ; chính niềm đam mê và nhiệt tình của ông mới tạo nên sự khác biệt.
Nếu tôi có thể tặng cho con cái mình bất kỳ món quà gì, tôi tin rằng tôi sẽ muốn cho chúng niềm đam mê và nhiệt tình trong những việc chúng làm. Bởi vì nếu chúng ta có thể sống từ trái tim, chắc chắn chúng ta sẽ chạm được tới bầu trời.
Steve Goodier
Đặng Mỹ Dung (Dịch)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trạng thái cao nhất của cuộc sống hôn nhân: cùng nhau nỗ lực Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
- Nghịch lý của sự quan tâm: Để yên cho người khác được sai Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Cho con làm gì những ngày nghỉ hè? Thứ Năm, 09/05/2024, 13:00
- Trẻ học từ sáng đến tối, phụ huynh cần làm gì để giúp con cân bằng? Thứ Sáu, 03/05/2024, 13:00
- Làm gì khi con cái 'xa cách' quá sớm ngay trong nhà? Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00
- Dạy và phạt con: Nhìn con để sửa mình Thứ Sáu, 03/05/2024, 11:00
- Cha mẹ ly hôn, giao con cho phía nào thì yên tâm? Thứ Năm, 02/05/2024, 14:00
- Tự do trong hôn nhân: Sự tự do vừa vặn Thứ Năm, 02/05/2024, 13:00
- Để nỗi buồn nhẹ hơn Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00
- Những người đàn bà chưa bao giờ bật tiếng thở than Thứ Sáu, 26/04/2024, 13:00