Central African Republic: Cuộc chiến với HIV/AIDS mới chỉ bắt đầu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nhờ sự hỗ trợ của UNICEF và các đối tác của tổ chức này, giờ đây mọi thứ đã thay đổi một cách chậm chạp. Thanh thiếu niên trở thành những “chiến binh” trên mặt trận phòng chống đại dịch HIV/AIDS.
Em Christian Latakpi, năm nay 15 tuổi cho biết: “Thật bình thường khi trao đổi cùng bạn bè hay với những người trẻ tuổi xung quanh mình về HIV cũng như cách thức tự bảo vệ bản thân mình”.
TSBT: Những động thái của lãnh đạo và người dân nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS ở nước đất nước Central African Republic tuy bắt đầu muộn, nhưng muộn còn hơn không. Thực tế cho thấy, sau một thời gian hành động, nhận thức, thái độ của người dân về HIV/AIDS đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, trước mắt vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm. Tình hình đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tuy chưa trầm trọng như ở Central African Republic tuy nhiên chúng ta không thể tỏ ra chủ quan, lơ là. Sự nghiệp phòng chống HIV/AIDS luôn phải được đặt ra như một mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm để kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này trong những năm tới. |
Christian tự hào trở thành nhà giáo dục giám sát đồng trang lứa. Em đang hợp tác làm việc với Trung tâm thanh niên về thông tin, giáo dục và tư vấn có trụ sở tại thủ đô của CAR.
Do những người trẻ tuổi và vì những người trẻ tuổi
CIEE là một chương trình phòng chống HIV/AIDS do những người trẻ tuổi điều hành và mục tiêu hoạt động vì chính những người trẻ tuổi. Đây là một phần nằm trong chiến dịch toàn cầu của UNICEF, HỢP TÁC VÌ TRẺ EM, HỢP TÁC CHỐNG ĐẠI DỊCH AIDS.
UNICEF cũng là một nhà hỗ trợ năng nổ của chương trình CIEE và mong muốn tổ chức này sẽ sớm nhân rộng ra các khu vực khác trong thành phố. Hiện tại, tổ chức này mới chỉ hoạt động tại một trong tám quận của Bangui.
Giới thanh niên đã chia quận này thành 30 khu vực truyền thông khác nhau. Tại đó, thanh niên tổ chức các nhóm hoạt động tuyên truyền về cách thức phòng ngừa HIV/AIDS và các vấn đề xã hội, y tế khác. Mỗi khu vực truyền thông có 10 bạn tuyên truyền đồng lứa và do một giám sát viên phụ trách, quản lý.
Tránh xa những hành vi nguy hiểm
Rất nhiều công tác đi vào vấn đề phân tích các hành vi nguy hiểm và xây dựng các thông điệp tuyên truyền về phòng chống HIV.
Thomas Nditar là một điều phối viên của dự án. Với chiếc mô tô do UNICEF cung cấp, anh đã lái xe tới rất nhiều khu vực lân cận khác nhau để trò chuyện với những thanh thiếu niên về đề tài tuyên truyền.
Anh nói: “Thật phấn khởi khi chứng kiến những người trẻ tuổi đánh giá cao công việc của chúng tôi, rõ ràng sự hiểu biết về HIV/AIDS cũng như cách phòng ngừa nó để tự bảo vệ bản thân đang tăng lên trông thấy”.
Trong khi CAR đang phải đối mặt với tình trạng tỉ lệ các ca nhiễm mới tăng mỗi năm thì những động thái phản ứng với đại dịch còn có nhiều hạn chế. Bệnh viện duy nhất dành cho trẻ em trong nước rất thiếu thốn nguồn lực tài chính. Nhưng nó luôn cố gắng hết sức, cùng với đó có sự hỗ trợ từ phía UNICEF nhằm giải quyết đại dịch thế kỷ.
Thuốc điều trị HIV/AIDS
Nhờ các loại thuốc kháng virus do Quỹ toàn cầu cấp – một sáng kiến do tổng thư ký LHQ Kofi Annan đề xuất nhằm tăng cường nguồn lực phòng chống đại dịch HIV/AIDS trên thế giới - bệnh viện nhi quốc gia đã điều trị được cho 150 em.
Bác sĩ Christian Gody nói: “Chúng tôi đang thu được những kết quả rất tốt, nhưng chúng tôi chỉ có thể điều trị được một lượng rất nhỏ các em bị bệnh”.
Nhờ sự giúp đỡ của UNICEF, bệnh viện nhi đã bắt đầu triển khia một đơn vị chuyên chú tâm đặc biệt tới công tác phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Bố mẹ có thể được xét nghiệm kiểm tra lây nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, họ sẽ được tư vấn và hỗ trợ thuốc men. Tính tới nay, gần 1% số bà mẹ nhiễm HIV đã được chăm sóc, điều trị.
Rõ ràng CAR đang bắt đầu có những phản ứng với đại dịch HIV/AIDS. Nếu đại dịch bị chặn đứng, người ta cần tiếp thu các bài học nhanh hơn và các chương trình hiệu quả phải được đặt đúng chỗ trên toàn quốc.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00